Ngành nghề nào tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

2.668 tỷ phú trong danh sách Các tỷ phú thế giới năm 2022 của Forbes đã tạo dựng cơ nghiệp của mình bằng mọi cách: xây dựng thương hiệu thức ăn cho vật nuôi và nước tương, khai thác đồng và kẽm, sản xuất kính đeo mắt, phát triển đế chế bất động sản.

Năm nay, ngành có nhiều tỷ phú nhất là tài chính và đầu tư, với 393 tỷ phú, chiếm gần 15% danh sách. Lĩnh vực này bao gồm quỹ đầu cơ và các ông trùm cổ phần tư nhân, các chủ ngân hàng truyền thống và các nhà sáng lập fintech, các nhà quản lý tiền tệ, các nhà đầu tư mạo hiểm và các tỷ phú đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngành nghề nào tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới? - 1

Người giàu nhất trong ngành này: Warren Buffett, Giám đốc điều hành của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway, hiện có giá trị tài sản ròng ước tính 118 tỷ USD, tăng hơn 22 tỷ USD so với năm ngoái - và là người giàu thứ năm trên thế giới.

Changpeng Zhao, được gọi là “CZ”, là người giàu thứ hai trong lĩnh vực tài chính trong danh sách năm nay. CZ đã thành lập sàn giao dịch tiền điện tử Binance, đã phát triển trở thành một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Forbes đã chốt tài sản của CZ là 65 tỷ USD.

2022 là một năm bị cản trở bởi sự chậm lại của chuỗi cung ứng (bao gồm cả vụ chìm tàu hàng cao cấp), nhưng ngành sản xuất vẫn theo sau tài chính và đầu tư, trở thành ngành đứng thứ hai, với 337 tỷ phú. Nhu cầu từ người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với hàng hóa không chậm lại, giúp lĩnh vực sản xuất có 36 tỷ phú mới.

Những người mới trong danh sách bao gồm Isabella Seragnoli của Ý, người kế thừa và điều hành công ty bao bì Coesia, chuyên sản xuất bao bì cho các sản phẩm từ thuốc lá đến mỹ phẩm; và Vivek Jain của Ấn Độ, có công ty Gujarat Fluorochemicals, sản xuất hóa chất và khí công nghiệp.

Ngành công nghệ - được ca ngợi vì thúc đẩy sự đổi mới trên toàn cầu - chiếm 332 tỷ phú, trở thành ngành lớn thứ ba trong năm nay, giảm so với năm ngoái. Tài sản trong lĩnh vực công nghệ từ thời kỳ đầu của Internet vẫn giữ vị trí hàng đầu cho đến ngày nay: mười người sở hữu tài sản lớn nhất từ công nghệ là từ những người sáng lập của các công ty như Google, Oracle và Microsoft, tất cả đều ra đời cách đây nhiều thập kỷ.

Xem danh sách dưới đây để thấy được đầy đủ các ngành công nghiệp sở hữu nhiều tỷ phú nhất hành tinh.

1. Tài chính & Đầu tư

393 tỷ phú, chiếm 15% danh sách

Giàu nhất: Warren Buffett (118 tỷ USD), Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway.

2. Chế tạo

337 tỷ phú, chiếm 13% danh sách

Giàu nhất: He Xiangjian (28,3 tỷ USD), người sáng lập hãng sản xuất thiết bị Midea Group.

3. Công nghệ

332 tỷ phú, chiếm 12% danh sách

Giàu nhất: Jeff Bezos (171 tỷ USD), người sáng lập hãng thương mại điện tử khổng lồ Amazon.

4. Bán lẻ thời trang

250 tỷ phú, chiếm 9% danh sách

Giàu nhất: Bernard Arnault (158 tỷ USD), chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của LVMH.

5. Chăm sóc sức khỏe

217 tỷ phú, chiếm 8% danh sách

Giàu nhất: Cyrus Poonawalla (24,3 tỷ USD), người sáng lập Viện Huyết thanh của Ấn Độ, nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới (tính theo liều lượng).

6. Thực phẩm & nước giải khát

203 tỷ phú, chiếm 8% danh sách

Giàu nhất: Zhong Shanshan (65,7 tỷ USD), chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring.

7. Địa ốc

193 tỷ phú, chiếm 7% danh sách

Giàu nhất: Lee Shau Kee (32,6 tỷ USD), đồng sáng lập của nhà phát triển bất động sản Sun Hung Kai.

8. Đa dạng hoá

180 tỷ phú, chiếm 7% danh sách

Giàu nhất: Mukesh Ambani (90,7 tỷ USD), chủ tịch Reliance Industries. Công ty nắm giữ lợi ích trong lĩnh vực hóa dầu, dầu khí, bán lẻ và viễn thông.

9. Truyền thông & Giải trí

109 tỷ phú, chiếm 4% danh sách

Giàu nhất: Michael Bloomberg (82 tỷ USD), đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg LP.

10. Năng lượng

95 tỷ phú, chiếm 4% danh sách

Giàu nhất: Fan Hongwei (18,2 tỷ USD), chủ tịch nhà cung cấp sợi Hengli Petrochemical.

Nguồn: [Link nguồn]

7 tỷ phú USD Việt Nam mất 5,4 tỷ USD chỉ sau gần 7 tháng

Diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam khiến khối tài sản của 7 tỷ phú USD Việt Nam “bốc hơi” tới 5,4 tỷ USD chỉ sau gần 7 tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Forbes) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN