“Ý nghĩa của việc học là gì?”: Cha mẹ nên trả lời câu hỏi này của con như thế nào?

Sự kiện: Giáo dục

Điều quan trọng không phải cố tìm ra ý nghĩa của việc học để giải thích cho con nghe mà cha mẹ cần tìm phương pháp khiến con thích hợp hơn.

Ý nghĩa của việc học tập là gì? Liệu có bao nhiêu người lớn có thể trả lời một cách rõ ràng cho câu hỏi này?

Nếu có một đứa trẻ muốn hiểu được ý nghĩa của việc học thường rơi vào 2 trường hợp dưới đây:

- Trẻ thực sự muốn biết ý nghĩa của việc học.

- Trẻ không thích học, thường lấy câu này như một cái cớ để không muốn học.

Trong một số trường hợp, trẻ cố ý hỏi những câu hỏi mà chúng biết cha mẹ không thể trả lời một cách rõ ràng, nhằm mục đích chính đáng hóa lý do tại sao chúng không muốn học.

Ví dụ:

Khi chơi một trò chơi, trẻ nhanh chóng trở nên say mê, chủ động tìm cách chiến thắng. Trẻ thích chơi vì chúng hiểu được ý nghĩa của trò chơi? Tất nhiên điều đó không hẳn như vậy. Trẻ chơi trò chơi đơn giản vì chúng thích, chúng quan tâm, chứ không phải vì hiểu ý nghĩa của việc chơi trò chơi.

Thử hỏi trẻ "Ý nghĩa của việc chơi trò chơi là gì?", chúng sẽ trả lời "Con không biết, con chỉ chơi vì nó vui".

Cả trẻ em và người lớn đều "bắt đầu vì nó trông vui vẻ".

Trẻ em khó có thể chủ động và tích cực hành động nếu chúng không cảm thấy hứng thú, quan tâm, vui vẻ về một thứ nào đó.

Điều tương tự cũng xảy ra không chỉ với trẻ em mà cả với người lớn. Ví dụ, về công việc. Hầu hết mọi người không bắt đầu công việc vì họ hiểu ý nghĩa của công việc, mà là vì họ cần phải làm việc vì nhiều mục đích khác nhau.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tất nhiên, hiểu ý nghĩa của công việc là điều quan trọng, nhưng động lực thúc đẩy hành động ban đầu có thể khác.

Tương tự, một đứa trẻ không thích học nhưng lại hỏi về ý nghĩa của việc học, cha mẹ hãy thử áp dụng các bước sau đây với con mình.

1. Không "chỉ đạo, ra lệnh, đe dọa, thuyết phục" con về việc học

Trẻ em rất ghét khi bị cha mẹ chỉ đạo, ra lệnh về việc học. Đe dọa kiểu như "nếu không học thì sẽ gặp rắc rối đấy!", thuyết phục như "nếu bây giờ chăm học thì sau này tương lai sẽ dễ dàng hơn". Những điều này thường chỉ khiến tình hình trở nên xấu đi chứ không cải thiện.

2. Tăng số lượng cuộc trò chuyện thường ngày với chủ đề tùy ý

Nói chuyện về việc học với con cái không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu nói về những chủ đề tùy ý một cách bình đẳng, số lượng cuộc trò chuyện càng nhiều, mối quan hệ cha mẹ và con cái càng được củng cố.

Nếu trẻ coi cha mẹ là "những người ồn ào", ngay cả khi cha mẹ nói điều thích hợp, trẻ cũng sẽ không lắng nghe. Nhưng nếu trẻ coi cha mẹ là "những người hiểu mình", chúng có thể chia sẻ nỗi buồn và lắng nghe những đề xuất từ cha mẹ.

3. Ý nghĩa của việc học tập

Sau khi đã xây dựng được nền tảng từ (1) và (2) ở trên, nếu trẻ hỏi về ý nghĩa của việc học tập, bạn có thể trả lời như sau:

“Mẹ nghĩ việc học rất có ý nghĩa, nếu con hiểu được ý nghĩa của việc học, con sẽ bắt đầu học chứ”.

Rất có thể con bạn sẽ im lặng sau câu trả lời này. Sau đó, bạn có thể nói thêm:

"Chẳng lẽ con chơi game vì hiểu ý nghĩa của nó sao? Phải vì nó vui chứ!".

Lúc này, con bạn vẫn chưa hứng thú với việc học tập, bởi vì chúng nghĩ học tập là điều nhàm chán.

Vì vậy, bạn hãy nói thêm:

"Có thể việc học không vui như chơi game, nhưng nếu tìm được cách để con vui khi học thì sao, con có muốn thử không?".

Lúc này, hầu hết trẻ sẽ thể hiện sự quan tâm. Chỉ sau khi đến bước này, bước tiếp theo mới chuyển sang nói về phương pháp.

4. Cách khiến việc học tập trở nên vui vẻ

Vì mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau, không có một phương pháp duy nhất nào có thể khiến tất cả trẻ em đều vui vẻ khi học tập. Việc thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra cái phù hợp nhất là điều cần thiết.

Cha mẹ có thể thử phương pháp: Làm cho sự phát triển của trẻ "hữu hình hóa" và ghi nhận kỷ lục mới

Lý do khiến trẻ em say mê chơi game là vì nó vui. Nhưng nếu cha mẹ tìm hiểu sâu hơn về "sự vui vẻ" này, chúng ta sẽ thấy rằng nó được dựa trên việc "sự phát triển của bản thân được hữu hình hóa".

Nghĩa là, trong game, khi trẻ em chiến thắng, điểm số sẽ tăng lên, phiên bản được nâng cấp, hoặc thu được thêm các vật phẩm, tất cả những điều này đều thể hiện rõ ràng về mức độ tiến bộ của trẻ.

Tuy nhiên, việc học tập không có những thứ như vậy. Do đó, chúng ta có thể "làm game hóa" việc học tập. Nghĩa là, chúng ta có thể dùng số bài tập đã làm làm điểm số, hoặc số tờ in bài tập làm điểm số, sau đó khuyến khích trẻ em cố gắng phá kỷ lục của chính mình.

Tương tự, việc luyện tập tiếng Anh có thể trở nên nhàm chán, nhưng nếu in ra danh sách tất cả các từ vưng mà trẻ em cần học trong năm học và dán lên tường, sau đó dùng bút đỏ đánh dấu những chữ đã học xong, trẻ em sẽ thấy hứng thú hơn.

Nghĩa là, việc "hữu hình hóa" số từ vựng tiếng Anh còn lại sẽ khiến trẻ em cảm thấy được thúc đẩy để tiếp tục học.

Tóm lại, thay vì đi tìm "ý nghĩa của việc học tập", việc thiết lập "các phương pháp khiến trẻ em muốn học tập" là điều quan trọng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Có một thực tế cho thấy rõ, chỉ một bộ phận nhỏ những đứa trẻ có triển vọng và trở nên giàu có, trong khi phần lớn sẽ có cuộc đời bình thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Hằng (Theo Toyokeizai) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN