Vì sao tuyển sinh ở Hà Nội chưa thoát cảnh đi từ 3h sáng “xếp hàng, đặt gạch”?

Sự kiện: Tuyển sinh lớp 1

"Trường Đoàn Thị Điểm số lượng hồ sơ đăng ký là 2.000 nhưng chỉ tiêu là 500, vậy thì rõ ràng ai cũng muốn đi sớm, nộp sớm nên chuyện phụ huynh đi xếp hàng từ 3 giờ sáng để “đặt gạch” cho con là dễ hiểu", một giáo viên cho hay

Câu chuyện Sở GD&ĐT Hà Nội quy định bắt buộc các trường tư thục trên địa bàn chỉ được tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 cùng thời gian với các trường công lập đã hạn chế quyền tự chủ và cản bước sự phát triển của các trường tư thục, đi ngược lại nguyện vọng của phụ huynh và học sinh.

Quy định này của Sở GD&ĐT Hà Nội đang gặp phải sự phản ứng dữ dội từ các trường tư thục.

Vì sao tuyển sinh ở Hà Nội chưa thoát cảnh đi từ 3h sáng “xếp hàng, đặt gạch”? - 1

 Phụ huynh đi xếp hàng từ 3 giờ sáng để “đặt gạch” nộp hồ sơ cho con 

Cũng liên quan đến vấn đề tuyển sinh tại các trường tư, ông Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) chia sẻ: “Nếu chỉ có thời gian tuyển sinh vào 2-3 ngày thì làm sao tránh khỏi tình trạng xếp hàng, đặt gạch.

Ví dụ Trường Đoàn Thị Điểm số lượng hồ sơ đăng ký là 2.000 nhưng chỉ tiêu là 500, vậy thì rõ ràng ai cũng muốn đi sớm, nộp sớm nên chuyện phụ huynh đi xếp hàng từ 3 giờ sáng để “đặt gạch” cho con là dễ hiểu.

Muốn giáo dục cất cánh, đất nước phát triển thì cần bỏ cung cách quản lý cứng nhắc. Nếu không chính những quy định cứng nhắc sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo và kéo theo đó là nền giáo dục không thể phát triển được”.

Vì sao tuyển sinh ở Hà Nội chưa thoát cảnh đi từ 3h sáng “xếp hàng, đặt gạch”? - 2

Bà Văn Liên Na – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) 

Liên quan đến vấn đề này, bà Văn Liên Na – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay: “Tại sao Bộ GD&ĐT cho các trường tư được phép tự chủ nhưng tại Hà Nội tự chủ lại trong khuôn khổ. Với đặc thù của trường tư khi tự lo về cơ sở vật chất cũng như đời sống cho giáo viên. Vì thế, trong cuộc  cạnh tranh với trường công thì trường tư hoàn toàn yếu thế hơn.

Hằng năm, ngân sách chi cho giáo dục là 5%, ở Hà Nội mỗi năm có khoảng 48% học sinh không được nhận vào các trường công vì quá tải. 48% học sinh đó đã được học tại các trường tư. Như vậy, hệ thống trường tư đã giải quyết 2% ngân sách nhà nước không phải bỏ ra cho giáo dục, nếu tính ra con số sẽ rất lớn.

Tôi không hiểu tại sao quyền hạn trường tư lại bị bó hẹp nhất là trong vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh.

Ví như tuyển sinh vào lớp 6, Sở GD&ĐT chỉ cho các trường tuyển sinh trong 2 ngày đồng loạt. Phụ huynh muốn tìm nơi học cho con chắc chắn trước đó sẽ rất đắn đo, cân nhắc và tìm hiểu nhiều trường. Nếu quy định tất cả các trường chỉ tuyển sinh trong 2-3 ngày thì phụ huynh sẽ không có nhiều sự lựa chọn cho con. Cách áp đặt thời gian trong tuyển sinh thế này là cách làm ko hợp lý.

Tôi nghĩ rằng cho các trường tuyển sinh lớp 6 chỉcó 2 ngày là quá eo hẹp. Như lớp 6 vào trường Lương Thế Vinh, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ cho  500 chỉ tiêu trong khi 1.500 hồ sơ nộp vào.

Như vậy, kể cả các học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn phải xét tuần tự mới đến lượt. Có những em điểm tuyệt đối vẫn trượt. Tôi không hiểu tại sao trường tư chúng tôi đang phải tự bươn trải mọi chi phí trong nhà trường nhưng yếu tố để trường tồn tại là học sinh lại bị bó hẹp? Nếu đã tự chủ thì xin cho các trường được tự chủ trong mọi vấn đề.  Còn về chất lượng thì cơ quan quản lý có thể kiểm tra bất cứ lúc nào”.

Học phí lớp 1 ở nhiều trường quốc tế hơn 150 triệu đồng/năm

Nhiều trường quốc tế tại TP HCM công bố mức học phí năm học 2018-2019, trong đó có những trường mức học phí lớp 1...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Tuyển sinh lớp 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN