Từ clip dạy đánh vần cực "lạ": Có nên song hành 2 cách đánh vần?

Lãnh đạo một trường sử dụng cuốn sách Công nghệ giáo dục hoàn toàn trong giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 khẳng định, cách đánh vần được cho là lạ lại khiến cho học sinh biết đọc sớm hơn.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.

Hiện nay cuốn sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục này đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và chính thức có công căn cho phép phát hành trên cả nước từ ngày 22/8/2017 trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và nhà trường.

Từ clip dạy đánh vần cực "lạ": Có nên song hành 2 cách đánh vần? - 1

Cô giáo hướng dẫn học sinh cách đánh vần cực lạ.

Học sinh sẽ biết đọc sớm hơn

Là một trường học đang sử dụng cuốn sách Công nghệ giáo dục hoàn toàn trong giảng dạy Tiếng Việt lớp 1, lãnh đạo trường Tiểu học Ban Mai, Hà Nội cho rằng cuốn sách hay nhưng vẫn có một số hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nương, hiệu phó trường tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, ưu điểm của chương trình là giúp học sinh phát huy tốt kĩ năng đọc. GS.Hồ Ngọc Đại đã ra công thức để tìm ra chữ và công thức để ghép âm, dạy học sinh cách ghép âm đầu vần, âm cuối thành một chữ mới, cứ theo công thức đó, học sinh ghép vào thì tìm ra chữ cực kì nhanh, khi tìm được tiếng, chữ rồi thì thầy cũng dạy học sinh chính tả ngay từ lớp 1, nên học sinh hạn chế được viết sai chính tả rất nhiều. Nếu nói về tính đại trà thì học sinh học Công nghệ giáo dục sẽ biết đọc sớm hơn học sinh học tiếng Việt hiện hành.

Tuy nhiên, theo cô Nương, nhược điểm của chương trình này là ghép tiếng theo công thức nên nó ra nhiều tiếng vô nghĩa như: ênh khi ghép với âm đầu là G và các thanh vào thì nó ra một số từ vô nghĩa như gếnh, gểnh, gệnh.

Cách để khắc phục những hạn chế này là cô giáo chỉ giảng giải từ có nghĩa cho học sinh. Trong quá trình học, sách cũng hướng dẫn cho học sinh tìm ra thủ thuật đánh vần, bài nào cũng rất rõ, học sinh dựa vào công thức này tự tìm ra chữ. Đó là ưu việt của cuốn sách Công nghệ giáo dục.

Theo bà Nương, giáo trình này đúng là có cái khó hơn so với cuốn Tiếng Việt hiện hành. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh thì các em vẫn tiếp thuu được.

“Chúng tôi  đã dạy 4-5 năm nay, các  em vẫn học rất tốt. Tôi cho rằng kĩ năng dạy và lựa chọn cách dạy là do cô giáo chứ không phải đè nặng cái khó lên học sinh. Đó là do phương pháp dạy học. Mình lựa chọn và đào tạo cho giáo viên của mình để học sinh giảm bớt khó khăn”, cô Nương nói.

Phụ huynh hoang mang không có gì lạ

GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, theo cuốn Công nghệ giáo dục, ngay từ lớp 1 đã dạy cho học sinh phân biệt khái niệm âm (vị), các khái niệm ngôn ngữ học như âm tiết, tiếng, âm đầu, vần, thanh điệu, âm cuối, âm đệm.

Thực tế, sách “Công nghệ giáo dục” đã được thực nghiệm mấy chục năm, nhưng đến nay, vẫn chưa có kết luận cuối cùng về tính đúng/sai, hiệu quả của những cải cách trong chương trình nói chung và về phương pháp dạy tiếng Việt nói riêng. Đây là dịp để ngành giáo dục, nhóm soạn thảo sách cần nghiên cứu, lấy ý kiến và công khai kết quả của đợt thực nghiệm; đánh giá nên hay không tiếp tục mở rộng sách Công nghệ giáo dục ra nhiều tỉnh thành.

“Phần lớn phụ huynh chưa được biết đến chương trình cải cách, chưa hiểu các khái niệm, kiến thức sâu về ngữ âm học. Họ không khỏi lo lắng, hoang mang khi năm học sắp đến con cháu họ - những đứa trẻ vừa mới rời lớp mẫu giáo phải học những kiến thức khó mà đến họ cũng không biết. Vì vậy, cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục khiến phụ huynh hoang mang là không lạ” PGS.TS Nguyễn Văn Lợi chia sẻ.

Một số chuyên gia cho rằng, Tiếng Việt vốn đã rất ổn định nên việc thay đổi sẽ làm cho đại bộ phận dân chúng, đặc biệt là các bậc phụ huynh hoang mang. Tiếng Việt trước nay vẫn thế thì nên giữ sự trong sáng ấy.

Chuyên gia ngôn ngữ này cho rằng, Bộ GD-ĐT không nên cho phép song hành 2 cách đánh vần, phát âm như vậy, cần có sự thống nhất trong cả nước và phải có một hội đồng để thống nhất.

Bộ GD-ĐT nói gì về clip giáo viên hướng dẫn cách đánh vần cực lạ

Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết cách đánh vần lạ có phải là chương trình giáo dục mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN