Tin được không, nếu cha mẹ thay đổi 1%, con cái sẽ cải thiện 100%

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ là tấm gương mỗi ngày mà con cái nhìn vào. Mỗi hành động, mỗi câu nói có thể nhiều cha mẹ không để ý nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến nhận thức của một đứa trẻ.

Có một sự thật rằng, một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ ít quan tâm tới giáo dục, chắc chắn sẽ có một tương lai kém hơn đứa trẻ được sống trong một môi trường mà cha mẹ chúng luôn luôn cố gắng, nỗ lực mỗi ngày.

Con trai của Tiểu Hoa đang học lớp 4, dạo gần đây cô thất nghiệp nên ở nhà suốt ngày. Sau khi làm xong việc nhà cô thường chơi mạt chược với hàng xóm. Cuộc sống như vậy rất bình thường, không có gì để nói cho tới khi đứa con trai đi học về và ăn tối, đột nhiên cậu bé nói rằng mình muốn học vẽ.

Ảnh: Atelier-garden

Ảnh: Atelier-garden

Tiểu Hoa trả lời mà không suy nghĩ: "Bây giờ bài vở ở trường con rất nhiều, làm sao mà con có thể học thêm những thứ khác được, cứ tập trung học trên trường cho tốt đi con".

Con trai Tiểu Hoa tức giận và nói: "Mẹ của bạn cùng lớp con đã mở một cuộc triển lãm tranh. Cô giáo dẫn tụi con tới xem. Mẹ có thể làm được việc gì khác ngoài việc chơi mạt chược mỗi ngày không".

Khi nghe con trai mình nói vậy, Tiểu Hoa nghĩ rằng cậu bé đang so sánh mẹ mình với những người mẹ khác. Cô chột dạ thầm nghĩ: "Tôi không muốn con mình trong tương lai giống như tôi ở hiện tại".

Khi được hỏi bạn sẽ làm gì trong thời gian rảnh rỗi lúc con cái đi học, nhiều cha mẹ đã trả lời rằng họ bấm điện thoại, chơi game, đọc tiểu thuyết, ngủ, đi mua sắm...

Chuyên gia giáo dục Dương Liên tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan cho biết: "Trước 6 tuổi, đó là thời điểm quan trọng để phát triển thói quen sống và học tập tốt của một đứa trẻ. Lúc này trẻ thường làm theo bản năng, miễn là có ai đó chơi đùa cùng mình, chúng sẽ bị thu hút và muốn chơi theo. Vì thế, cha mẹ không thể để con mình tự chơi một mình, tự học hỏi mọi thứ mà không có cha mẹ bên cạnh. Ngoài ra, việc dạy từ những việc làm hằng ngày của cha mẹ có tác động rất lớn đến sự nhận thức của một đứa trẻ. Đôi khi điều này còn quan trọng hơn cả việc dạy chữ".

Cha mẹ thường mong muốn con cái mình làm được những thứ họ đã bỏ dở hoặc không làm được

Những cha mẹ chưa được hưởng một nền giáo dục tốt thường hy vọng con cái mình có thể được nhận vào một trường danh tiếng, bù đắp cho sự hối tiếc bên trong họ. Họ luôn tưởng tượng rằng con mình sẽ trở thành một đứa bé xuất sắc trong tương lai. Sự kỳ vọng quá mức này vô tình khiến trẻ cảm thấy quá áp lực.

Ảnh: Parenting

Ảnh: Parenting

Một số người nói rằng họ có quá nhiều thứ trong quá khứ không thể làm được. Khi có con, họ luôn muốn con cái có thể thay mình làm được những điều đó. Tuy nhiên, thực thế là khi cha mẹ không tiến bộ hoặc thay đổi, con cái sau cùng vẫn chỉ là bản sao của cha mẹ.

Sau đây là một số trường hợp mà nhiều cha mẹ thường chọn, đừng trách sau này con cái lớn lên không đúng như ý muốn của mình.

- Cha mẹ suốt ngày bấm điện thoại, đừng trách con cái mê chơi game.

- Cha mẹ phó thác hết mọi thứ vào giáo viên, đừng trách con xảy ra chuyện gì lại gào lên đổ lỗi cho nhà trường.

- Cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái, còn xưng hô mày tao, đừng trách con cái chẳng lễ phép với người lớn.

- Cha mẹ suốt ngày lười biếng, đừng trách con cái cũng mê chơi.

- Cha mẹ hay viện cớ bận, đừng trách con cái không có cử chỉ yêu thương.

- Cha mẹ không biết cố gắng, đừng trách con cái không thích học hành.

- Cha mẹ lười đọc sách, đừng trách con cái chỉ biết xem phim.

Cho dù cha mẹ lựa chọn gì thì việc ảnh hưởng đến con cái chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, thực tế con cái nếu thấy cha mẹ sống tích cực, chắc chắn chúng sẽ noi gương. Chỉ cần cha mẹ thay đổi 1 chút, cố gắng dù chỉ 1% nhưng dần dần những sự thay đổi này sẽ khiến cho con cái bắt chước noi theo, chắc chắn điều đó quyết định rất lớn đến tương lai của một đứa trẻ sau này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao giáo dục gia đình ở Đức lại quan trọng trong việc đào tạo ra những thiên tài đạt giải Nobel

Không phải ngẫu nhiên mà nước Đức luôn có số người đạt giải Nobel vượt trội hơn nhiều nước khác. Tất cả đều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN