Thay vì mắng mỏ, hãy áp dụng cách giáo dục hiệu quả này với những đứa trẻ đang trong tuổi “nổi loạn”

Sự kiện: Dạy con

Bạo lực hay mắng mỏ là cách giải quyết không nên, đặc biệt là với gia đình có con đang trong tuổi “nổi loạn”.

Giáo dục con cái là quá trình dài, cha mẹ cần kiên nhẫn và tham khảo lời khuyên của những chuyên gia tâm lý, để hướng dẫn con trẻ trong giai đoạn trưởng thành. Để con bình tâm hơn và biết lắng nghe, cha mẹ có thể trò chuyện với con bằng những cách sau đây.

Nhắc con suy nghĩ rõ ràng về mâu thuẫn

Thay vì mắng mỏ, hãy áp dụng cách giáo dục hiệu quả này với những đứa trẻ đang trong tuổi “nổi loạn” - 1

“Con có thể thể tức giận, bố/mẹ cũng thế, nhưng điều quan trọng bây giờ là phải suy nghĩ rõ ràng mâu thuẫn của chúng ta ở đâu”. Các chuyên gia về nuôi dạy con cái đã chỉ ra rằng, khi trẻ có bất đồng hoặc cãi vã với cha mẹ, các vị phụ huynh khoan hãy tức giận mà cần ngồi lại với con để suy nghĩ rõ ràng về mâu thuẫn của 2 người. Giận dữ là trạng thái cảm xúc hoàn toàn dễ hiểu và bất kì ai cũng có phản ứng này khi gặp chuyện không theo ý muốn. Tuy nhiên, giận dữ không giúp ta giải quyết được vấn đề mà ngược lại, còn khiến vấn đề trở nên rắc rối hơn.

Chúng ta sẽ trải qua vô vàn cãi vã và tranh luận trong cuộc sống. Nhưng thực sự có thể tránh được nếu biết cách giao tiếp đúng mực. Dù cãi nhau có căng thẳng đến mức nào thì giải quyết mâu thuẫn là điều quan trọng nhất. Trong nhiều trường hợp, cãi vã chỉ là hình thức bộc lộ mâu thuẫn và tình cảm chính là phương thuốc giải quyết căng thẳng hiệu quả nhất. 

Không được giận dỗi và bỏ đi một cách tùy tiện

Thay vì mắng mỏ, hãy áp dụng cách giáo dục hiệu quả này với những đứa trẻ đang trong tuổi “nổi loạn” - 2

“Chúng ta có thể cãi nhau, nhưng không thể chia ly một cách tùy tiện”. Trẻ em trong thời kì “nổi loạn” chưa có sự hiểu biết rõ ràng về thế giới, cũng như chưa có góc nhìn đa chiều về cuộc sống. Nhiều đứa trẻ khi tức giận sẽ khiến cha mẹ cảm thấy khó chịu theo và từ đó xảy ra cãi vã, dẫn đến hành động bồng bột.

Cha mẹ nên nhắc nhở các con rằng, trong quá trình chung sống, cãi vã là điều có thể xảy ra nhưng không thể tùy tiện chia ly. Một số trẻ có suy nghĩ sẽ bỏ trốn khỏi nhà, cha mẹ cần phải nhắc nhở ngay khi con chớm có suy nghĩ này. Bên cạnh đó, phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho con hơn để hiểu tâm lý con mình. Dạy con mỗi ngày rằng, trẻ em không thể xa rời cha mẹ và những suy nghĩ này sẽ hình thành và trở nên vững trãi trong tâm tưởng mỗi đứa bé.

Không được ném đồ đạc khi cãi vã

Thay vì mắng mỏ, hãy áp dụng cách giáo dục hiệu quả này với những đứa trẻ đang trong tuổi “nổi loạn” - 3

Dù cả hai có giận dữ và bất đồng quan điểm đến đâu cũng không được ném đồ đạc trong nhà một cách tùy tiện. Yêu cầu này không chỉ là lời nhắc nhở cho con mà còn là yêu cầu của chính cha mẹ. Nếu người lớn không kiểm soát được hành vi của chính mình thì làm sao có thể dạy bảo con cái? Thói quen xấu không chỉ gây hại trong lúc cãi vã mà còn hình thành thói quen tâm lý sau này khi trẻ trưởng thành.

Hãy dạy con cách kiểm soát hành vi của mình và giữ cho đầu óc tỉnh táo ngay cả khi tức giận. Việc hành động bốc đồng không thể hiện được bản thân mà chỉ làm tổn thương người khác và chính bản thân mình. Sử dụng những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, đánh vào tâm lý để giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong việc kiểm soát hành vi của bản thân.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu trẻ có 3 dấu hiệu này, chứng tỏ chúng rất yêu bố mẹ mình

Không quá khó để bố mẹ có thể nhận biết con cái có yêu thương mình không dựa vào 3 dấu hiệu điển hình này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mẫn Nhi (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN