Thầy giáo mỹ thuật dạy con viết chữ thư pháp để rèn tính cẩn thận và kiên trì

Sự kiện: Giáo dục

Anh Nguyễn Hoàng Vân đã hướng dẫn con trai viết chữ thư pháp vì muốn con hiểu được ý nghĩa nhân văn của nghệ thuật chữ thư pháp, đồng thời muốn rèn cho bé tính cẩn thận và kiên trì.

Tại Việt Nam, khi nói đến thư pháp thì người ta thường nhớ đến hình ảnh những ông đồ cùng mực tàu và giấy đỏ. Vào những dịp lễ Tết, nhiều người vẫn có thói quen đi xin chữ để lấy may.

Tại Việt Nam, khi nói đến thư pháp thì người ta thường nhớ đến hình ảnh những ông đồ cùng mực tàu và giấy đỏ. Vào những dịp lễ Tết, nhiều người vẫn có thói quen đi xin chữ để lấy may.

Theo cuốn "Thư pháp Việt - Lý thuyết và thực hành" của tác giả Đăng Học, thư pháp Việt (đương đại) là một loại hình nghệ thuật tạo hình chữ viết các hệ chữ La-tinh. Viết thư pháp sẽ sử dụng bút lông và mực xạ làm phương tiện chủ đạo để truyền tải nội tâm của người viết lên các loại chất liệu.

Theo cuốn "Thư pháp Việt - Lý thuyết và thực hành" của tác giả Đăng Học, thư pháp Việt (đương đại) là một loại hình nghệ thuật tạo hình chữ viết các hệ chữ La-tinh. Viết thư pháp sẽ sử dụng bút lông và mực xạ làm phương tiện chủ đạo để truyền tải nội tâm của người viết lên các loại chất liệu.

Anh Nguyễn Hoàng Vân (Yên Bái) là thầy giáo dạy môn mỹ thuật tại một trường THCS, vài năm trở lại đây anh "bén duyên" với nghệ thuật chữ thư pháp sau một lần đi xin chữ vào đầu năm mới. Khi được nghe ông đồ chia sẻ về ý nghĩa nghệ thuật viết chữ thư pháp thì anh Vân liền thấy yêu thích ngay.

Anh Nguyễn Hoàng Vân (Yên Bái) là thầy giáo dạy môn mỹ thuật tại một trường THCS, vài năm trở lại đây anh "bén duyên" với nghệ thuật chữ thư pháp sau một lần đi xin chữ vào đầu năm mới. Khi được nghe ông đồ chia sẻ về ý nghĩa nghệ thuật viết chữ thư pháp thì anh Vân liền thấy yêu thích ngay.

Không thể kìm lại niềm yêu thích, anh Vân đã tìm hiểu, sau đó sắp xếp công việc để xuống Hà Nội học viết thư pháp. Định kỳ hàng tuần, anh xuống Hà Nội vào 2 ngày cuối tuần và cứ cần mẫn như vậy trong khoảng nửa năm.

Không thể kìm lại niềm yêu thích, anh Vân đã tìm hiểu, sau đó sắp xếp công việc để xuống Hà Nội học viết thư pháp. Định kỳ hàng tuần, anh xuống Hà Nội vào 2 ngày cuối tuần và cứ cần mẫn như vậy trong khoảng nửa năm.

Theo anh Nguyễn Hoàng Vân, viết thư pháp không chỉ là viết chữ một cách rập khuôn theo mẫu, nó còn phải thể hiện được nội tâm của người viết. Khi người viết truyền tải được nội tâm của mình vào tác phẩm, những đường nét thể hiện sự độc đáo xuất thần, không rập khuôn thì khi đó tác phẩm được tôn lên một giá trị cao hơn, đó gọi là "nghệ thuật thư pháp".

Theo anh Nguyễn Hoàng Vân, viết thư pháp không chỉ là viết chữ một cách rập khuôn theo mẫu, nó còn phải thể hiện được nội tâm của người viết. Khi người viết truyền tải được nội tâm của mình vào tác phẩm, những đường nét thể hiện sự độc đáo xuất thần, không rập khuôn thì khi đó tác phẩm được tôn lên một giá trị cao hơn, đó gọi là "nghệ thuật thư pháp".

"Có thể nói thư pháp là một môn nghệ thuật biểu lộ tâm ý của con người thông qua từng con chữ. Đồng thời, nó còn chứa đựng những giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống, hướng tới cuộc sống chân thiện mỹ", anh Hoàng Vân chia sẻ.

"Có thể nói thư pháp là một môn nghệ thuật biểu lộ tâm ý của con người thông qua từng con chữ. Đồng thời, nó còn chứa đựng những giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống, hướng tới cuộc sống chân thiện mỹ", anh Hoàng Vân chia sẻ.

Một tác phẩm thư pháp được xem như là một bức tranh chữ. Với nhiều người, tranh chữ thư pháp không chỉ là một món đồ trang trí đậm chất nghệ thuật, mà nó còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Tranh chữ không chỉ có tính răn dạy, giúp gia chủ giữ được tầm hồn trong sáng, mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy, thẩm mỹ và tri thức sâu sắc.

Một tác phẩm thư pháp được xem như là một bức tranh chữ. Với nhiều người, tranh chữ thư pháp không chỉ là một món đồ trang trí đậm chất nghệ thuật, mà nó còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Tranh chữ không chỉ có tính răn dạy, giúp gia chủ giữ được tầm hồn trong sáng, mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy, thẩm mỹ và tri thức sâu sắc.

Chính vì lý do đó, anh Nguyễn Hoàng Vân đã muốn truyền tải nghệ thuật viết thư pháp cho con trai của mình. Anh muốn con trai hiểu được những nội dung ý nghĩa mang tính nhân văn của chữ thư pháp, đồng thời rèn cho bé tính cẩn thận và kiên trì.

Chính vì lý do đó, anh Nguyễn Hoàng Vân đã muốn truyền tải nghệ thuật viết thư pháp cho con trai của mình. Anh muốn con trai hiểu được những nội dung ý nghĩa mang tính nhân văn của chữ thư pháp, đồng thời rèn cho bé tính cẩn thận và kiên trì.

Mặc dù mới 7 tuổi, nhưng bằng sự hướng dẫn, giải thích tỷ mỉ từ bố, cùng với sự kiên trì tập luyện của bản thân, chỉ sau một thời gian ngắn, bé Hoàng Tùng – con trai anh Vân đã có thể tự viết được những chữ thư pháp đơn giản.

Mặc dù mới 7 tuổi, nhưng bằng sự hướng dẫn, giải thích tỷ mỉ từ bố, cùng với sự kiên trì tập luyện của bản thân, chỉ sau một thời gian ngắn, bé Hoàng Tùng – con trai anh Vân đã có thể tự viết được những chữ thư pháp đơn giản.

"Con thấy rằng, mỗi khi viết chữ thư pháp là con lại học thêm được một điều hay. Con hiểu thêm được về tấm lòng của cha mẹ, thầy cô…, tình yêu thương của những người trong gia đình và những điều tốt đẹp mà con người luôn hướng đến. Mới đầu học viết, con thấy khá mỏi tay và muốn từ bỏ, nhưng được bố mẹ động viên nên con đã cố gắng. Sau một thời gian tập luyện kiên trì, con thấy chữ của mình cùng mềm mại hơn", bé Hoàng Tùng nói.

"Con thấy rằng, mỗi khi viết chữ thư pháp là con lại học thêm được một điều hay. Con hiểu thêm được về tấm lòng của cha mẹ, thầy cô…, tình yêu thương của những người trong gia đình và những điều tốt đẹp mà con người luôn hướng đến. Mới đầu học viết, con thấy khá mỏi tay và muốn từ bỏ, nhưng được bố mẹ động viên nên con đã cố gắng. Sau một thời gian tập luyện kiên trì, con thấy chữ của mình cùng mềm mại hơn", bé Hoàng Tùng nói.

Hiện tại, bé Hoàng Tùng cùng bố đã bắt đầu viết chữ thư pháp lên những bao lì xì đỏ, với mong muốn tặng cho những người thân yêu vào dịp Tết Giáp Thìn 2024. Hai bố con hy vọng, những bao lì xì đỏ được trang trí bằng chữ thư pháp sẽ đem đến những điều may mắn và hạnh phúc cho mọi người trong dịp đầu năm mới.

Hiện tại, bé Hoàng Tùng cùng bố đã bắt đầu viết chữ thư pháp lên những bao lì xì đỏ, với mong muốn tặng cho những người thân yêu vào dịp Tết Giáp Thìn 2024. Hai bố con hy vọng, những bao lì xì đỏ được trang trí bằng chữ thư pháp sẽ đem đến những điều may mắn và hạnh phúc cho mọi người trong dịp đầu năm mới.

Video bé Hoàng Tùng tập viết chữ thư pháp

Bé Hoàng Tùng (7 tuổi) tập viết chữ thư pháp.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhờ cha mẹ làm điều này, cậu bé 8 tuổi kiên trì đọc sách vào buổi sáng suốt 400 ngày

Kỷ luật sẽ đưa bạn tới nơi mà động lực không làm được và nó sẽ mang lại những kết quả vượt ngoài tưởng tượng của bản thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Mai ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN