Nỗi khổ không ai thấu hiểu của con nhà giàu lái siêu xe đi học

Sự kiện: Giáo dục

Nhiều học sinh nhà giàu ở Mỹ có xe hơi sang chảnh để lái đến trường, nhưng nỗi khổ của họ là tìm được một chỗ đỗ xe tử tế.

Khi nhìn vào khu vực đỗ xe tại trường Trung học John L.Miller - Great Neck North ở Long Island, Mỹ, nhiều người sẽ nghĩ đó là đại lý chuyên bán các dòng xe hơi xe hơi sang trọng. Bởi, trong khu vực này có sự hiện diện của các dòng xe sang chảnh như: BMW, Range Rovers và Mercedes Benz…

Tuy nhiên, điều khiến ai cũng phải bất ngờ là những chiếc xe này đều thuộc sở hữu của học sinh chứ không phải của giáo viên. Angela Bazon, 18 tuổi, nữ sinh trung học của trường Great Neck North đã được bố mẹ tặng chiếc Mercedes C-300 màu đen vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 17 của mình.

Tuy nhiên, có xe hơi là chuyện vui nhưng việc tìm chỗ đỗ xe ở trường khiến những học sinh con nhà giàu như Bazon không khỏi đau đầu. Những trường học nằm tại các khu dân cư giàu có như Great Neck North đang chứng kiến nhiều học sinh lái xe đến trường và thiếu chỗ đỗ xe là vấn đề nan giải. Việc sở hữu xe là hệ quả của cuộc sống giàu sang, nhiều gia đình sẵn sàng chi tiền mua xe cho con đi học mỗi ngày.

Nỗi khổ không ai thấu hiểu của con nhà giàu lái siêu xe đi học - 1

Xe siêu sang được con nhà giáu lái tới trường gây nên thiếu chỗ đỗ xe.

Bazon cho rằng việc sở hữu xe Mercedes không giúp cô có thể sở hữu một chỗ đỗ xe như mong muốn. "Tôi thà lái một chiếc Honda cũ, nhưng có chỗ đỗ xe còn hơn", nữ sinh này bộc bạch.

Để đáp ứng nhu cầu về chỗ đỗ xe của học sinh, trường Greath Neck North đã có kế hoạch tăng số chỗ đỗ xe.  Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng chỗ đỗ xe của trường đã gây nên phản ứng dữ dội từ nhiều người. Có ý kiến cho rằng chi phí 652.000 USD là quá tốn kém. Khi chỗ đỗ xe được mở rộng, nhiều học sinh sẽ lái xe đến trường hơn và làm mất đi không gian xanh quý giá của trường.

Anjnie Mendelson, người dân phản đối dự án mở rộng chỗ đỗ xe, cho hay: "Tôi không thấy có lý do gì để phá hủy một khoảng đất để làm chỗ đỗ xe".

Tuy nhiên, TS Teresa Prendergast, Hiệu trường trường Great Neck North cho hay, đối với học sinh lớp 12, việc lái xe đến trường là cần thiết vì các em còn đi làm thêm và tham gia các hoạt động sau giờ học. Cassidy Glum, học sinh cuối cấp sở hữu một chiếc xe Chrysler 300, cho hay lý do khiến nhiều học sinh trung học muốn lái ô tô đến trường là tránh phải đi xe buýt. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc lái xe đến trường là cách để có thể gia nhập vào nhóm học sinh nhà giàu cuối cấp.

Bốc thăm, quay số để phân chia chỗ đỗ ô tô

Tại trường Trung học Greenwich, Connecticut, có 650 học sinh cuối cấp nhưng chỉ có 290 chỗ đỗ xe. Tuy nhiên, số giấy xin phép cấp chỗ đỗ mà học sinh cuối cấp gửi lên ban giám hiệu đã đạt tới 380. 

Trường Trung học Roslyn là nơi có nhiều chỗ đỗ xe. Hiện, trường này có 240 học sinh cuối cấp có chỗ đỗ ô tô. Các giấy phép chỗ đỗ ô tô được cấp theo hình thức rút thăm hoặc theo cơ chế ai đến trước sẽ có chỗ đỗ. Còn trường Trung học Masapequa có gần 600 học sinh cuối cấp nhưng chỉ có 20 chỗ đỗ ô tô, tất cả giấy phép đều được phân bổ thông qua hình thức quay số như các chương trình xổ số.

Josh Vilinsky, 17 tuổi, cho biết bản thân phải đến trường sớm một tiếng để tìm chỗ đỗ chiếc xe Mercedes trị giá 62.000 USD. Đây là món quà sinh nhật mà Josh đươc bố mẹ tặng nhân dịp sinh nhật.

Nỗi khổ không ai thấu hiểu của con nhà giàu lái siêu xe đi học - 2

Nhiều trường phải phân bổ chỗ đỗ qua hình thức quay số.

Trường trung học Horace Greeley ở Chappagua, New York có 360 học sinh cuối cấp nhưng chỉ có 250 điểm đỗ xe. Nhiều học sinh đã phải thuê các địa điểm đỗ xe gần trường.

Đặc biệt các học sinh lớp 11 đã phải thuê chỗ đỗ của các chủ nhà gần đó với mức giá rẻ. Một số học sinh lớp dưới còn trả tiền cho các học sinh cuối cấp để có chỗ đỗ xe nhưng điều này là trái với quy định của nhà trường, nếu bị phát hiện sẽ phải lãnh mức phạt nặng.

Học phí 'khủng' ở trường của con nhà giàu Hà Nội

Tại Hà Nội hiện có những ngôi trường mức học phí bậc thấp nhất cũng khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, còn cao nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Phong (Theo Ny Times) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN