Những điểm mới về BHYT học sinh sinh viên năm học 2017-2018

Sự kiện: Tin ngắn

Mỗi người tham gia BHYT, gồm cả HSSV được cấp 01 mã số BHXH để sử dụng trong quá trình kê khai tham gia BHYT, hưởng BHYT và được sử dụng, gắn bó với các em không chỉ trong thời gian học tại nhà trường mà sẽ theo sát các em trong cả quá trình trưởng thành và suốt cuộc đời.

Ông Trần Đình Liệu- Phó tổng giám đốc Bảo hiễm xã hội (BHXH) Việt Nam  cho biết, BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 595/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, trong đó có nhiều đột phá mới trong quản lý, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thu, nộp BHXH, BHYT, đặc biệt quy định người tham gia BHXH, BHYT được cấp mã số BHXH là số định danh duy nhất để cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chế độ BHXH, BHYT.

Theo đó, đối với mỗi người tham gia BHYT, gồm cả học sinh sinh viên (HSSV) được cấp 01 mã số BHXH để sử dụng trong quá trình kê khai tham gia BHYT, hưởng BHYT và được sử dụng, gắn bó với các em không chỉ trong thời gian học tại nhà trường mà sẽ theo sát các em trong cả quá trình trưởng thành và suốt cuộc đời.

Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường, HSSV khi tham gia BHYT, cơ quan BHXH sẽ đến phổ biến và hướng dẫn Nhà trường và HSSV lập danh sách cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH:

- Đối với HSSV đã được cấp mã số BHXH: Nhà trường ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng do cơ quan BHXH cung cấp.

Những điểm mới về BHYT học sinh sinh viên năm học 2017-2018 - 1

Mức đóng BHYT HSSV năm học 2017-2018 là 4,5% mức lương cơ sở

- Đối với học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) và sinh viên năm thứ nhất, chưa có mã số BHXH, khi tham gia BHYT, nhà trường hướng dẫn HSSV kê khai chính xác, đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (Mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

- Đối với HSSV còn lại, cơ quan BHXH sẽ gửi mẫu kê khai bổ sung đến những HSSV còn thiếu thông tin để cơ quan BHXH cập nhật bổ sung và cấp mã số BHXH cho HSSV.

- Sau khi có mã số BHXH, nhà trường lập danh sách tham gia BHYT và ghi mã số BHXH vào danh sách đối với từng HSSV để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH được cấp.

- HSSV báo lại mã số BHXH cho cơ quan BHXH khi tiếp tục đăng ký tham gia BHYT hoặc giải quyết chế độ BHYT.

Theo quy định mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở (tức là 4,5% x 1.300.000 đồng) và HSSV chỉ cần đóng 70% chi phí, còn 30% còn lại sẽ được ngân sách chi trả.

Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở nhân với số tháng tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT (Mức lương cơ sở từ 01/07/2017 là 1.300.000 đồng).

Nhiều địa phương hỗ trợ 70% kinh phí tham gia BHYT cho HSSV

Thống kê của BHXH Việt Nam cho biết, đến nay tỉ lệ HSSV tham gia BHYT đã đạt 92,5%, tương ứng khoảng 15,9 triệu em. Trong năm học 2017-2018 này, một số địa phương trong cả nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ HSSV tham gia BHYT…

Tại TP. Hồ Chí Minh, liên Sở Giáo dục & Đào tạo và BHXH TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thu BHYT HSSV năm học 2017-2018 tại các trường học trên địa bàn TP. Mức đóng BHYT năm học 2017-2018 bằng 4,5% mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2017 (1,3 triệu đồng/tháng) nhân với số tháng tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ BHYT. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 30%, người học chỉ đóng 70% chi phí còn lại.  Tham gia BHYT tại trường học, HSSV có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng tiền gồm 3 - 6 - 9 hoặc 12 tháng. Trường hợp tham gia phương thức 3 tháng, 6 tháng khi thẻ sắp hết hạn, nhà trường có trách nhiệm đôn đốc các em tiếp tục tham gia để thẻ có giá trị liên tục đến hết năm.

Những điểm mới về BHYT học sinh sinh viên năm học 2017-2018 - 2

Tham gia BHYT góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho HSSV

Nếu HSSV có thẻ BHYT hết hạn sử dụng rơi vào các tháng trong năm 2017 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, nhà trường có trách nhiệm lập danh sách mua thẻ BHYT cho các em trong những tháng còn lại đến hết ngày 31/12/2017 rồi thực hiện đăng ký theo các nhóm phương thức 03 - 06 - 09 - 12 tháng hoặc mua gói 15 tháng cho 3 tháng cuối năm 2017 và cả năm 2018.

Đối với HS-SV thuộc diện hộ gia đình cận nghèo, theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70%. Nếu chưa tham gia BHYT tại địa phương, các em có thể đăng ký tham gia BHYT tại trường, sau khi được cấp thẻ sẽ được hoàn trả 70% tiền đóng theo quy định.

Tỉnh Lâm Đồng cũng hỗ trợ 70% mức đóng cho HSSV là người dân tộc thiểu số không sống trong vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn chưa có thẻ BHYT.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là HS-SV (trừ HSSV học lớp 12 và năm cuối của các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp của năm học 2016-2017) là người dân tộc thiểu số không sống trong vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, chưa có thẻ BHYT tính đến thời điểm 31/7/2017 đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thuộc diện được hỗ trợ. Cụ thể, mức hỗ trợ là thêm 70% mức đóng BHYT đến hết năm 2017 (5 tháng) từ nguồn Quỹ khám, chữa bệnh BHYT kết dư năm 2015 (ngoài 30% ngân sách nhà nước đã hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP).

Đối với những đối tượng là HS-SV (trừ HS-SV học lớp 12 và năm cuối của các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp của năm học 2016-2017) là người dân tộc thiểu số đã có thẻ BHYT (tính đến thời điểm 01/8/2017) nhưng hết giá trị sử dụng trước ngày 31/12/2017 (tính từ tháng 8 đến tháng 12) thì các cơ sở giáo dục, đào tạo lập danh sách riêng theo mẫu gửi BHXH các huyện, thành phố tổng hợp chung số liệu theo địa bàn quản lý báo cáo BHXH tỉnh để xem xét đề xuất với UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ.

Bảo hiểm y tế: “Vừa xay lúa vừa cõng em”

“Ở Việt Nam quản lý bảo hiểm y tế vẫn theo kiểu “vừa xay lúa vừa cõng em” tức là vừa nuôi bệnh viện vừa chi trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
theo Thái Bình (Sức khỏe & Đời sống)
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN