Những cách học vui giúp con làm toán tốt hơn

Sự kiện: Giáo dục

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các kỹ năng toán học của trẻ khi vào mẫu giáo có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả học tập trong tương lai với cả môn toán và đọc trong suốt những năm tiểu học.

Học toán thúc đẩy trí nhớ làm việc, cải thiện sự chú ý và tăng các kỹ năng nhận thức cơ bản khác. Hãy tạo cho con hứng thú với môn học này bằng cách tham gia vào các hoạt động vui chơi có thể giúp bé phát triển một nền tảng vững chắc trong việc học và hiểu toán.

Khái niệm số

Đếm rất quan trọng vì nó giúp trẻ học trình tự số, nhưng ngay cả trước khi đếm, trẻ cần có sự hiểu biết cơ bản về số. Dưới đây là một số cách giúp con bạn phát triển các khái niệm về số cơ bản.

Học đếm các đồ vật hằng ngày: Đếm số nút trên áo của con khi cài nút, số cam mà bé giúp bạn nhặt vào giỏ ở siêu thị, số đĩa cần thiết để đặt lên bàn ăn hoặc số bậc thang ở nhà. Bắt đầu từ số lượng nhỏ không quá 5 và thêm dần số khi con đã sẵn sàng cho thử thách.

Hằng số: Cho con một số tiền, hoặc một số đồ vật. Sau đó cho trẻ đếm đi đếm lại nhiều lần và nhận thấy tổng số tiền hoặc đồ vật không thay đổi. Sau vài lần đếm con đã biết chính xác tổng số tức là bé đã thành thạo số bất biến.

Hiểu biết về hình học và không gian

Trẻ em có thể phát triển sự hiểu biết cơ bản về hình học và không gian bằng cách chơi với các khối hộp và đồ chơi lắp ghép. Khuyến khích các kỹ năng liên quan đến hình học với những ý tưởng này.

Xác định hình dạng đồ vật: Chơi một trò chơi đơn giản là tìm các hình dạng cơ bản xung quanh nhà, chẳng hạn như hình chữ nhật trên công tắc đèn, hình vuông trên ô cửa sổ, hình tròn trên đồng hồ… Yêu cầu con giải thích cách bé phân biệt từng hình dạng bằng các đặc điểm xác định của chúng (ví dụ: một hình tam giác có ba cạnh được kết nối) và các đặc điểm không xác định (chẳng hạn như vị trí hoặc kích thước của hình tam giác).

Nói về vị trí hình ảnh trong một cuốn sách: Khi đọc một cuốn truyện, sử dụng ngôn ngữ không gian để nói về vị trí của hình ảnh. Đặt những câu hỏi liên quan như "Mặt trăng ở đâu?”, hoặc kích thước tham chiếu bằng cách hỏi, "Con hà mã có lớn hơn con khỉ không? Con vật nào lớn hơn? Con vật nào nhỏ hơn?"

Đo đạc

Có nhiều hình thức đo lường để tìm hiểu (chiều dài, chiều cao, cân nặng, kích thước, số lượng) và nhiều công cụ đo lường. Dạy cho con hiểu các khái niệm đo lường bằng các hoạt động hằng ngày.

Đo trong khi nấu ăn: Đổ đầy cốc đo bằng nước hoặc một thìa bột để giảng cho con về khái niệm toàn bộ số và phân số. Đặt câu hỏi như "Con có thể đổ một nửa cốc hoặc múc đầy một thìa bột”.

Đoán trọng lượng tại siêu thị: Hãy lấy hai món đồ khác nhau từ kệ và hỏi con cái nào nặng hơn. Trẻ sẽ học cách hiểu các khái niệm về độ nặng và nhẹ.

So sánh kích thước: Đặt bàn chân của bạn bên cạnh bàn chân của con và hỏi bé cái nào dài hơn hay to hơn. Có thể dung thước kẻ hoặc thước dây để so sánh kích thước và giúp con phân biệt giữa dài và ngắn, lớn và nhỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Dạy con cách đối phó với những kẻ bắt nạt

Bắt nạt tồn tại dưới nhiều hình thức, nó không chỉ là những cú đấm, mà còn có thể là lời nói gây tổn thương tâm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo parents) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN