Ngành học này có mặt ở hầu hết các công việc, các thí sinh phải biết để không bỏ lỡ cơ hội phát triển

GĐXH - Phát triển trong tương lai là ước muốn của tất cả các phụ huynh cũng như học sinh chuẩn bị bước vào kì thi đại học 2024. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý ngành học hữu ích, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực mà các thí sinh và phụ huynh đều nên tham khảo và cân nhắc.

Trong cuộc chạy đua công nghệ số hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cần tập hợp nhiều nguồn dữ liệu để tạo ra chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự có vốn hiểu biết sâu về khoa học dữ liệu. Chính vì vậy, ngày nay, ngành Khoa học dữ liệu đã trở thành một ngành 'hot', được hầu hết các doanh nghiệp trọng dụng và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Vậy ngành Khoa học dữ liệu đào tạo những gì? Tại sao chọn học ngành Khoa học dữ liệu lại có triển vọng lớn? Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin quan trọng về ngành học này.

Ngày nay, ngành Khoa học dữ liệu đã trở thành một ngành 'hot', được hầu hết các doanh nghiệp trọng dụng và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. (Ảnh: TL)

Ngày nay, ngành Khoa học dữ liệu đã trở thành một ngành 'hot', được hầu hết các doanh nghiệp trọng dụng và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. (Ảnh: TL)

Ngành Khoa học dữ liệu là gì?

Khoa học dữ liệu (KHDL) được hiểu là khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu. Ngành Khoa học dữ liệu giúp tìm ra các tri thức hành động và dẫn dắt hành động. Ngành Khoa học dữ liệu gồm có ba phần chínhL

- Tạo ra và quản trị dữ liệu

- Phân tích dữ liệu

- Chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động.

Có thể hiểu đơn giản bước thứ nhất là về số hóa và bước thứ hai là về dùng dữ liệu. Việc phân tích và dùng dữ liệu lại dựa vào ba nguồn tri thức: toán học (thống kê toán học), công nghệ thông tin (máy học) và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Tại sao nên học ngành Khoa học dữ liệu?

Ngành Khoa học dữ liệu có tính ứng dụng rộng rãi

Theo TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM (UIT), ngành Khoa học dữ liệu là một ngành khoa học liên ngành, ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và dự đoán với mục tiêu là rút trích ra được các thông tin và tri thức có giá trị từ dữ liệu để phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Ngành Khoa học dữ liệu có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh doanh, tài chính, y tế, và giáo dục. Đặc biệt với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, khoa học dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, là tiền đề để xây dựng nên các hệ thống thông minh phục vụ cho đời sống con người.

Với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngành Khoa học dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, (Ảnh: TL)

Với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngành Khoa học dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, (Ảnh: TL)

Ví dụ, trong kinh doanh, khoa học dữ liệu được sử dụng để phân tích thị trường, dự đoán nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa hoạt động…, giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Một ví dụ khác, khoa học dữ liệu được sử dụng để phân tích dữ liệu y tế như dữ liệu bệnh án, dữ liệu xét nghiệm, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh, nghiên cứu y khoa, phát triển thuốc.

Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ bùng nổ như hiện nay, thế hệ Gen Z có điều kiện tiếp xúc và nhanh nhạy với công nghệ. Bên cạnh đó, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin của thế hệ trẻ là rất tốt. Đây chính là lợi thế lớn khi theo học ngành Khoa học dữ liệu.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, ngành Khoa học dữ liệu có mối quan hệ mật thiết với nhóm ngành Công nghệ thông tin. Chính vì vậy, vai trò của Khoa học dữ liệu cũng ngày một quan trọng hơn, làm cho các ứng dụng và phần mềm công nghệ thông minh và hữu dụng hơn dựa theo hướng tiếp cận thông minh dữ liệu (Data Intelligence).

Doanh nghiệp quan tâm nhân sự khoa học dữ liệu

Sự bùng nổ về dữ liệu của mạng xã hội cũng như các công cụ lưu trữ điện toán đám mây, tri thức của thế giới hiện đại dần chuyển từ sách vở truyền thống sang Internet. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu được ví như “vàng đen” mới của các doanh nghiệp và tổ chức. Điều này dẫn đến nhu cầu quản lý và khai thác dữ liệu lớn (big data) tăng nhanh ở các tập đoàn, công ty, tổ chức.

Ngoài ra, công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tại nhiều lĩnh vực trọng điểm trong đời sống hiện tại như: Hành chính, y tế, giáo dục, đầu tư…. Từ đó, vai trò của thu thập, xử lý phân tích dữ liệu là điều quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định và hoạch định các chiến lược lớn.

Doanh nghiệp quan tâm nhân sự khoa học dữ liệu (Ảnh: TL)

Doanh nghiệp quan tâm nhân sự khoa học dữ liệu (Ảnh: TL)

Có thể thấy, trong tương lai, ngành Khoa học dữ liệu thực sự quan trọng với đời sống, nhất là khi các sản phẩm có ứng dụng trí tuệ nhân tạo trở nên phổ biến. Đồng thời, sinh viên theo học ngành Khoa học dữ liệu sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp để có thể làm việc với các kỹ thuật và công nghệ xử lý, phân tích và dự đoán dựa trên dữ liệu.

Học ngành Khoa học dữ liệu ra trường làm gì?

Sau khi được đào tạo ngành Khoa học dữ liệu, cơ hội việc làm của các bạn sinh viên cũng vô cùng rộng mở, một trong những ngành phổ biến có thể kể đến như:

Doanh nhân (Data Businesspeople)

Doanh nhân là những người quan tâm vào sản phẩm và phát triển lợi nhuận. Bên cạnh đó, họ là những nhà lãnh đạo, nhà quản lý và doanh nhân có sự am hiểu về mặt kỹ thuật. Nhìn chung, đa phần các doanh nhân đều có nền tảng giáo dục xuất phát bằng kỹ sư kết hợp với một MBA.

Nhà sáng tạo (Data Creatives)

Những nhà sáng tạo thường sẽ được ví von như một nghệ sĩ hoặc tin tặc. Họ là những người có nhiều biệt tài và kinh nghiệm với nhiều dạng dữ liệu và công cụ. Đặc biệt, điểm nhấn thường thấy là sự xuất sắc sử dụng các công nghệ minh họa (Visualization Techonology) và mã nguồn mở.

Nhà phát triển (Data Developers)

Nhà phát triển dữ liệu thường tập trung vào việc viết phần mềm để làm phân tích, thống kê, và nhiệm vụ học máy, thường xuyên trong môi trường sản xuất. Họ thường có trình độ khoa học máy tính, và thường xuyên làm việc với cái gọi là "dữ liệu lớn" (Big Data).

Nhà nghiên cứu (Data Researchers)

Đó là những người áp dụng những kỹ năng được đào tạo trong khoa học cùng với các công cụ và kỹ thuật, số liệu. Một số có bằng tiến sĩ, và các ứng dụng sáng tạo các công cụ toán học mang lại những hiểu biết và sản phẩm có giá trị.

Ngoài ra, học ngành Khoa học dữ liệu có thể làm các công việc khác như:

- Làm việc tại các công ty, tập đoàn về viễn thông, phần mềm với các vị trí như bộ phận IT, quản trị dữ liệu tại các doanh nghiệp, chuyên viên phân tích dữ liệu doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước, ngân hàng,…

- Kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phát triển phần mềm phụ trách phân tích, thống kê dữ liệu trong các công ty giải pháp công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu, giảng dạy khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, hệ thống công nghiệp,... tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Nhìn chung, đây là một ngành học có cơ hội việc làm lớn, sinh viên sau khi học xong ngành này cũng không lo thiếu công việc làm.

Điểm chuẩn ngành Khoa học dữ liệu

Dưới đây là bảng thống kê điểm chuẩn ngành Khoa học dữ liệu năm gần đây nhất, các sĩ tử tham khảo để có kế hoạch ôn thi sao cho phù hợp.

STT Mã ngành Tên trường Điểm chuẩn Tổ hợp môn
1 7460108 Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP HCM 26.4 A00, A01, B08, D07
2 7460108 Đại học Kinh tế TP HCM 26.3 A00, A01, D01, D07
3 7460108 Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM 25 A00, A01
4 7460108 Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng 24.6 A00, A01, D01, D90
5 7460108 Đại học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội 24.51 A00, A01, A02, D08
6 7460108 Đại học Giao thông vận tải TP HCM 24.5 A00, A01, D01, D07
7 7460108 Đại học Mở TP HCM 23.9 A00, A01, D01, D07
8 7460108 Đại học Mỏ - Địa chất 23 A00, A01, D01, D07
9 7460108 Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM 17 A00, A01, C01, D01
10 7460108 Đại học Công nghệ TP HCM 17 A00, A01, C01, D01
11 7460108 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM 16.75 A00, A01, D01, D07
12 7460108 Đại học Văn Lang 16 A00, A01, C01, D01
13 7460108 Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ 15 A00

Những trường đào tạo ngành Khoa học dữ liệu

Hiện nay có nhiều trường đại học đào tạo ngành, chuyên ngành về khoa học dữ liệu như: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quốc tế (cùng thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM, Trường Đại học Công nghệ TPHCM, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM…

Nguồn: [Link nguồn]

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành Luật thương mại quốc tế giống như một kim chỉ nam không thể thiếu cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN