Theo học ngành này, sinh viên vừa không lo thiếu việc làm vừa nhận mức lương nhiều người mơ ước

Ngày nay, để lựa chọn một trường đại học phù hợp quả không phải là điều khó khăn với các sĩ tử. Tuy nhiên, nên lựa chọn ngành học để thuận lợi cho 'đầu ra' và thu nhập tốt vẫn là điều được hầu hết các thí sinh ưu tiên.

Đào tạo ngành Marketing là ngành gì?

Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường lao động, ngành Marketing ngày nay yêu cầu cao hơn về sự sáng tạo, đổi mới, phù hợp với những người có tham vọng phát triển, thể hiện bản thân. 

Đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, những công cụ hỗ trợ hiện đại càng làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn nữa, rất nhiều sinh viên đã chọn các trường đại học đào tạo ngành Marketing để theo học và phát triển cho sự nghiệp tương lai.

Quá trình đào tạo ngành Marketing, sinh viên sẽ có cơ hội được nghiên cứu về các kế hoạch, chiến lược nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số hoạt động trong ngành Marketing phải kể đến như quản lý thương hiệu, quảng cáo, truyền thông, PR, bán hàng, khuyến mãi,...

Để biết ngành marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào và đang được trường nào tuyển sinh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Đào tạo ngành Marketing là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay (Ảnh: TL)

Đào tạo ngành Marketing là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay (Ảnh: TL)

Học ngành Marketing ra trường làm gì?

Trong nhiều năm trở lại đây, ngành marketing luôn chiếm vị trí quan trọng trong khối ngành kinh tế. Đặc biệt, trong thời buổi lĩnh vực truyền thông, quảng cáo gắn liền hoạt động xây dựng thương hiệu, Marketing lại càng thể hiện được tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm tốt cho các sinh viên sau khi ra trường.

Những nghề có thể làm sau khi được đào tạo ngành Marketing

Content Marketing

Content Marketing là nói đến công việc sản xuất nội dung, tạo ra nội dung cho các hoạt động Marketing, bao gồm bài viết blog, bài viết trên mạng xã hội, video, hình ảnh và nội dung email,...

Digital Marketing

Digital Marketing là nghề phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị trực tuyến, bao gồm PPC, quảng cáo trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, GDN,...

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Đây là công việc chủ yếu về phân tích và đánh giá các thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để đưa ra các đề xuất, chiến lược Marketing

Sau khi được đào tạo ngành Marketing, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm mở rộng (Ảnh: TL)

Sau khi được đào tạo ngành Marketing, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm mở rộng (Ảnh: TL)

Sales

"Sales" là từ chỉ công việc bán hàng, tìm kiếm khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp

Video Editor

Sau khi đào tạo ngành Marketing, sinh viên có thể trở thành biên tập, là những người chỉnh sửa và sản xuất các video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng sản phẩm, video truyền thông và các nội dung video khác để phục vụ cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Event Planner

Nhân viên tổ chức các sự kiện trong doanh nghiệp

Brand Manager

Brand Manager chỉ công việc của một nhân viên phát triển và quản lý thương hiệu của một công ty, đảm bảo tính nhất quán và giá trị của thương hiệu, bao gồm việc định vị thương hiệu, phát triển chiến lược thương hiệu và tạo mối liên kết với khách hàng

Public Relations

Nhân viên quan hệ công chúng, phụ trách quan hệ công chúng và truyền thông của một công ty. Trong đó, các công việc của chuyên viên Quan hệ công chúng bao gồm: phát triển các thông điệp quảng cáo và truyền thông, quản lý các sự kiện và đưa ra các chiến lược quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ngành marketing thi khối nào?

Để đào tạo ngành Marketing, người học cần học quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ với khách hàng. Mục đích của việc làm này nhằm mang đến cho các doanh nghiệp những người lao động thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra.

Để đào tạo ngành Marketing, mỗi trường sẽ có những khối thi xét tuyển riêng cho ngành này (Ảnh: TL)

Để đào tạo ngành Marketing, mỗi trường sẽ có những khối thi xét tuyển riêng cho ngành này (Ảnh: TL)

Tùy từng trường đại học sẽ có khối thi xét tuyển riêng dành cho ngành Marketing. Dưới đây là một số tổ hợp môn phổ biến đang được nhiều trường sử dụng để xét tuyển đào tạo ngành Marketing:

Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học

Khối A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh

Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

Khối C01: Toán , Ngữ văn, Vật lý

Khối D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh

Khối D02: Toán, Ngữ Văn, tiếng Nga

Khối D03: Toán, Ngữ văn và tiếng Pháp

Khối D04: Toán, Ngữ văn và tiếng Trung

Khối D06: Toán, Ngữ văn và tiếng Nhật

Khối D07: Toán, Hóa học, tiếng Anh

Khối D96: Toán, tiếng Anh, Khoa học xã hội

Các trường đào tạo ngành Marketing

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Năm 2024, trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tuyển sinh ngành marketing theo 3 phương thức:

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT;

- Xét tuyển thẳng;

- Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, năm 2023 ngành học này có mức điểm chuẩn là 27,55 điểm.

Năm học 2024 - 2025, nhà trường quy định mức học phí đối với ngành Marketing dao động từ 16 - 22 triệu đồng/năm học.

Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: TL)

Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: TL)

Trường Đại học Thương mại

Năm gần đây nhất, trường Đại học Thương mại lấy ngưỡng điểm chuẩn đào tạo ngành Marketing là 27 điểm. Bên cạnh đó, ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhà trường còn tuyển sinh theo 4 phương thức sau:

- Xét tuyển thẳng và ưu tiên

- Xét học bạ

- Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức

- Bài thi đánh giá năng lực do Đại học Bách khoa tổ chức, xét tuyển kết hợp.

Năm học 2023 - 2024, nhà trường quy định mức học phí đối với chương trình chuẩn dao động 23 - 25 triệu đồng/năm học.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Trường Đại học Tài chính - Marketing hiện đang đào tạo ngành Marketing với 3 chuyên ngành:Quản trị marketing, Quản trị thương hiệu, Truyền thông marketing. Thời gian đào tạo của cả 3 chuyên ngành trên đều là 4 năm.

Năm gần đây nhất, ngưỡng điểm đào tạo ngành marketing của trường Đại học Tài chính - Marketing lấy điểm chuẩn là 25,9.

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM chú trọng đào tạo ngành Marketing hiện đại khá bài bản với sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhà trường đang đào tạo 4 chuyên ngành Marketing: Truyền thông marketing, Marketing tổng hợp, PR và Quản trị thương hiệu.

Điểm chuẩn ngành Marketing, Đại học Kinh tế - Tài chính năm 2023 là 19 điểm.

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TP. HCM tuyển sinh ngành Marketing theo 6 phương thức:

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT,

- Xét tuyển thẳng,

- Xét thí sinh tốt nghiệp THPT ngước ngoài và có chứng chỉ quốc tế, xét học sinh giỏi,

- Xét học bạ,

- Xét kết quả kỳ thi đành giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Năm 2023, ngành Marketing lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 27 điểm.

Trên đây là một số những thông tin cần biết trước khi các thí sinh đưa ra quyết định theo học đào tạo ngành Marketing. Bên cạnh cơ hội việc làm tốt, mức lương cao, ngành Marketing cũng đòi hỏi cần phải có tính linh hoạt, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, hiểu biết công nghệ,... Dù theo bất kỳ ngành gì, thí sinh cũng cần xác định lộ trình, tư tưởng, khả năng để phát triển sự nghiệp trong tương lai./.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngành ngôn ngữ Anh là một ngành được đánh giá là phù hợp với bối cảnh, giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ GD&ĐT cho biết, môn tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc nữa. Vậy ngành Ngôn ngữ Anh liệu có còn được trọng dụng?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN