Muốn có thu nhập cao sau ra trường, các sĩ tử nhất định phải tham khảo 4 ngành sau đây
Tiền lương không phải là tất cả nhưng nếu có được một công việc có mức lương cao chắc chắn sẽ giúp các bạn sinh viên làm được nhiều điều hơn trong cuộc sống. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc có mức lương cao thì nhất định phải xem ngay bài viết dưới đây.
Mỗi người khi làm việc sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi mục tiêu nghề nghiệp cũng đều sẽ ảnh hưởng đến công việc, cách nhìn nhận về sự thành công của mỗi người.
Chính vì vậy, việc lựa chọn một công việc có mức lương tương xứng thay vì sở thích thông thường cũng là một lựa chọn rất đáng để xem xét. Trong đó, mức lương đối với ngành công nghệ thông tin đang trở thành điểm nhấn 'khủng' trong thị trường lao động hiện nay.
Vậy ngành công nghệ thông tin là gì? Tại sao mức lương của ngành công nghệ thông tin sau khi ra trường thường cao hơn các ngành khác? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mức lương đối với ngành công nghệ thông tin đang trở thành điểm nhấn 'khủng' trong thị trường lao động hiện nay. (Ảnh: TL)
Tại sao nên chọn học ngành công nghệ thông tin?
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin hay còn được gọi là IT (Information Technology). Ngành công nghệ thông tin sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Theo dự thảo Chiến lược quốc gia về công ty công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, dự kiến khoảng 70.000 công ty công nghệ với 1,2 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Việt Nam đặt mục tiêu có 100.000 công ty công nghệ số và 1,5 triệu công nhân kỹ thuật số vào năm 2030. Do đó, cơ hội việc làm mở ra đối với ngành học này là vô cùng lớn.
Học ngành công nghệ thông tin ra làm gì để lương cao?
Dưới đây 4 vị trí việc làm có mức lương khởi điểm cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin dành cho sinh viên mới ra trường, sinh viên và phụ huynh có thể tham khảo thêm để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Ngành công nghệ thông tin mang đến cơ hội việc làm lớn (Ảnh; TL)
Lập trình phát triển Backend/Frontend
Lập trình phát triển Backend/Frontend là vị trí công việc thuộc mảng lập trình trong ngành IT. Các vị trí này đều tham gia vào các dự án để phát triển web hoặc ứng dụng di động. Bên cạnh đó, mức lương của vị trí việc làm này dao động từ 8 - 20 triệu đồng dành cho sinh viên vừa ra trường.
Ngoài ra, tong quá trình phát triển web, Frontend Developer là người chịu trách nhiệm về phần giao diện của trang web hay ứng dụng và kiến trúc những gì liên quan đến trải nghiệm người dùng.
Còn Backend Developer chịu trách nhiệm xây dựng backend cho phép người dùng có thể tương tác được với cơ sở dữ liệu và các cấu phần khác của hệ thống để lưu trữ, cập nhật, truy vấn thông tin.
Học ngành công nghệ thông tin uy tín (Ảnh: TL)
Phát triển và vận hành hệ thống (DevOps)
Mức lương mỗi tháng khi ra trường đối với vị trí việc làm phát triển và vận hành hệ thống là 10 - 12 triệu đồng. Có thể nói, đây là vị trí việc làm có tính bao quát lớn trong ngành IT và có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc triển khai, đảm bảo hệ thống phần mềm luôn được vận hành hoạt động một cách thông suốt.
Phân tích nghiệp vụ kinh doanh (Business Analyst - BA)
Đây là một vị trí việc làm mang tính tổng quát trong ngành công nghệ thông tin. Với vị trí này, sẽ cho phép khảo sát, phân tích nghiệp vụ, yêu cầu và làm trung gian kết nối giữa khách hàng với đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên.
Phân tích nghiệp vụ kinh doanh trong ngành công nghệ thông tin hay còn được gọi là BA (Business Analyst). Bên cạnh đó, người làm việc ở vị trí BA phải là người có nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm; Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng công nghệ, Kỹ năng phân tích, Kỹ năng xử lý vấn đề, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng quản lý, Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin sau khi ra trường nếu chọn làm việc ở trí này sẽ nhận về mức lương dao động từ 8 - 12 triệu đồng.
Phân tích, kiểm thử phần mềm (Quality Control - QC, Tester)
Với vị trị việc làm này, sinh viên nhận về mức lương trung bình mỗi tháng khi ra trường 8 - 12 triệu đồng. Ngoài ra, vị trí này thuộc mảng đảm bảo chất lượng phần mềm trong ngành IT, là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm.
Những trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin
Đại học Bách khoa Hà Nội
Website Đại học Bách khoa Hà Nội dẫn thông tin theo tờ Times Higher Education, lĩnh vực Công nghệ thông tin của trường này ở vị trí 601+ về lĩnh vực Khoa học máy tính trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới 2020 theo lĩnh vực (THE WUR by Subject 2020).
Đại Học Bách khoa Hà Nội có 2 mã tuyển sinh dành cho ngành này là: Khoa học máy tính (IT1), Kỹ thuật máy tính (IT2). Năm nay, IT1 có điểm chuẩn đầu vào cao nhất 29,42, còn IT2 lấy 28,29.
Bên cạnh đó, ngành Khoa học máy tính đào tạo các nội dung liên quan đến máy tính, như toán rời rạc, giải thuật, cấu trúc dữ liệu, kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, xử lý ngôn ngữ tự nhiên… Đồng thời, học ngành này, sinh viên sẽ có khả năng làm chủ mọi khâu để phát triển một phần mềm, chương trình và một hệ thống thông tin xử lý các vấn đề trong thực tiễn.
Ngành Kỹ thuật máy tính giúp người học có kiến thức chuyên môn về cả phần cứng và phần mềm máy tính. Ngành này hướng tới việc phát triển các hệ thống tính toán tích hợp tối ưu giữa phần cứng và phần mềm. Nghĩa là, học về ngành này, sinh viên sẽ nắm được cả về cách viết phần mềm, làm phần cứng, và làm thế nào để tích hợp phần mềm và phần cứng này thành một hệ thống tối ưu để giải quyết một vấn đề thực tiễn.
Ngành Kỹ thuật máy tính giúp người học có kiến thức chuyên môn về cả phần cứng và phần mềm máy tính. (Ảnh: TL)
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Ngành Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông gồm có 4 chuyên ngành: Máy tính và truyền thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin.
Theo bài viết đăng tải trên website của trường, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin; hoặc trở thành lập trình viên, nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
Bên cạnh đó, Sinh viên có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin; hoặc đảm nhận vị trí cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo. Năm gần đây, điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin của trường này là 26,59.
Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng)
Tiếp theo là ngành công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng gồm 6 chuyên ngành chính là: An toàn thông tin, Công nghệ phần mềm, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin, Mạng và truyền thông, Hệ thống nhúng.
Năm 2023, ngành Công nghệ thông tin trường này lấy từ 25 - 26,45 điểm.
Ngành công nghệ thông tin truyền thông (Ảnh: TL)
Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) gồm 6 bộ môn Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ tri thức, Thị giác máy tính và điều khiển học Thông minh, Mạng máy tính và viễn thông. Năm nay, điểm chuẩn của nhóm ngành Công nghệ thông tin dao động từ 26,70 - 28,20 điểm.
Cụ thể, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) 28,2. Các ngành lấy điểm chuẩn trên 27 gồm Máy tính và công nghệ thông tin 27,2, Công nghệ thông tin (chất lượng cao) 27,2, còn Khoa học dữ liệu 26,7 điểm.
Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Nếu muốn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bạn có thể lựa chọn theo học 2 chuyên ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM. Thời gian đào tạo của nhóm ngành này từ 4 - 5 năm, gồm 8-10 học kỳ chính khóa.
Thông tin đăng tải trên website của trường cho biết, 2 - 2,5 năm đầu, sinh viên học tại trường Đại học Bách khoa, 2 - 2,5 năm cuối chuyển tiếp sang học tại đại học đối tác nước ngoài.
Năm nay, ngành lấy điểm cao nhất Đại học Bách khoa TP.HCM là Khoa học máy tính với 79,84 (tính theo công thức xét tuyển riêng của trường).
Như vậy, trên đây là tổng hợp một số trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin để thí sinh, phụ huynh tham khảo, lựa chọn.
Nguồn: [Link nguồn]
Học ngành gì ra trường có cơ hội có việc làm ngay là nỗi băn khoăn của không ít các bạn trẻ hiện nay. Nếu còn lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường thì có thể tham khảo ngay ngành học dưới đây.