Môn Địa lý: Phải đọc kỹ từng chữ trên đề

“Để bài thi môn Địa lý đạt điểm cao, khi nhận đề, thí sinh phải đọc kỹ từng câu chữ trong đề để xác định đúng trọng tâm câu hỏi, tránh bị lạc đề. Khi làm bài dạng biểu đồ, phải có nhận xét chung và nhớ ghi tên biểu đồ, tỷ lệ, số liệu cụ thể”.

Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Kim Cúc, giáo viên môn Địa lý, trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội.

Phần lý thuyết:

Cô Cúc cho biết, khi thí sinh nhận đề thi, cần bình tĩnh đọc kỹ từng câu chữ trên đề thi, xác định đúng trọng tâm câu hỏi, tránh bị lạc đề. Thí sinh đọc qua một lượt các câu hỏi, khi đã nắm chắc nội dung câu nào thì gạch chân câu đó vào đề và triển khai làm luôn.

Ví dụ: Đề ra “Anh chị hãy trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi đông Bắc?”. Khi thí sinh đã nắm chắc nội dung câu này, cần làm ngay và việc đầu tiên khi đặt bút phải nghĩ ngay đến giới hạn của vùng đông Bắc từ đâu đến đâu. Sau đó, có nhận xét chi tiết về địa hình đồi núi thấp, cao phía đông Bắc, thấp về phía đông Nam…

Nếu gặp câu hỏi về cơ cấu nền kinh tế, các em cần nghĩ ngay đến sự chuyển dịch cơ cấu bao gồm các yếu tố nào.

Ví dụ: Đề ra “Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch như thế nào?”. Ở dạng câu hỏi này, thí sinh cần phải nêu bật được 3 ý cơ bản sau: nền kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo ngành; theo lãnh thổ; theo thành phần kinh tế.

Hoặc khi gặp dạng đề bài trình bày về một ngành kinh tế nào đó, các em phải nói được điều kiện phát triển của ngành kinh tế đó (gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội). Đồng thời, phải trình bày được thuận lợi và khó khăn của điều kiện đó.

Sau khi trình bày được điều kiện phát triển của ngành kinh tế, thí sinh cần chú ý giải thích sự phân bố và nêu được triển vọng của ngành kinh tế đó ra sao. Khi giải thích được hai yếu tố này, bài làm chắc chắn sẽ được đánh giá cao.

Môn Địa lý: Phải đọc kỹ từng chữ trên đề - 1

Thí sinh dự thi ĐH-CĐ 2013 tại Đại học Sư phạm Hà Nội

Phần bài tập:

Cô Cúc cho hay, trong phần bài tập, thí sinh thường gặp phải dạng bài tập tính về năng suất, tỷ trọng trong một ngành nào đó. Đối với dạng bài này, cần nêu được công thức chung, sau đó áp dụng công thức vào bài làm để tính kết quả.

Ví dụ: Đề ra: “Anh chị hãy tính năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào diện tích và sản lượng cho sẵn?”. Ở câu này, thí sinh có thể áp dụng ngay công thức lấy sản lượng chia cho diện tích (đơn vị có thể là tấn hoặc tạ tuỳ thuộc vào đề bài cho). Sau đó, tính ra kết quả của từng năm và ghi vào bài làm chứ không nhất thiết bắt buộc phải tính từng bước một.

Đối với dạng bài tập cho bảng số liệu, phân tích và rút ra nhận xét, thí sinh cần nhìn vào bảng số liệu và rút ra nhận xét xem tăng hay giảm. Tiếp đó, xem bảng số liệu và nói cụ thể thời kỳ nào tăng nhanh, tăng chậm. Khi đã nói xong nội dung trên, thí sinh phải giải thích tại sao nó tăng, giảm (mỗi phần nội dung đều phải có số liệu cụ thể).

Dạng biểu đồ hình cột: Khi đề bài cho giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta từ năm 2000 đến năm 2007 là A hoặc B, thí sinh có thể nghĩ ngay đến dạng biểu đồ hình cột. Khi làm dạng đề thi này, cần lưu ý viết số liệu trên mỗi cột và phải lấy tỷ lệ trục tung, trục hoành cho chuẩn.

Thí sinh cũng cần lưu ý thêm, khi vẽ cột đầu tiên của biểu đồ không được dính liền với cột trục tung. Dưới mỗi cột trong biểu đồ phải tương ứng với các năm.

Dạng biểu đồ hình tròn: Khi đề bài hỏi về cơ cấu một ngành nào đó và cho mốc thời gian từ 4 năm trở lại. Thí sinh có thể nghĩ ngay đến vẽ biểu đồ hình tròn. Đường hình tròn to hay nhỏ phụ thuộc vào tổng số liệu đề bài nêu ra ở mỗi ngành.

Dạng biểu đồ đồ thị: Khi đề bài nói về tốc độ tăng trưởng, thí sinh có thể nghĩ ngay đến việc vẽ biểu đồ dạng đồ thị. Khi gặp dạng bài này, cần lưu ý đến việc chia trục tung và trục hoành cho chuẩn. Khi vẽ đường biểu diễn, thí sinh cần chấm đậm từng mốc một sau đó từng điểm nối với nhau.

Ngoài ra, theo cô Cúc, khi làm bất cứ một dạng biểu đồ nào cũng phải lưu ý chung là ghi tên biểu đồ ở bên dưới. Thí sinh ghi đầy đủ trục tung, trục hoành, các năm trong biểu đồ. Sau khi ghi xong, sẽ nhận xét tổng thể biểu đồ (nhận xét xem tăng hay giảm).

Khi làm bài, thí sinh phải viết rõ ràng từng ý một, viết sạch sẽ phần bài làm, không dập xoá.

Thí sinh tuyệt đối không dùng bút chì vẽ biểu đồ, chỉ dùng bút chì khi kẻ đường tròn.

Nguyễn Thị Kim Cúc, Giáo viên môn Địa lý, trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội

Tra cứu ĐIỂM THI – ĐIỂM CHUẨN ĐH-CĐ nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn

Nhắn tin để nhận Đáp án đề thi đại học năm 2013 ngay khi có kết thúc giờ thi,
soạn tin: DADH [MãKhối] [MãMôn] [MãĐề] gửi 8702

Ví dụ: Bạn vừa thi xong môn Hóa khối B mã đề là 125, soạn tin:
DADH B HOA 125 gửi 8702
(Để xem chi tiết bấm đây)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Nguyễn ([Tên nguồn])
Điểm thi đại học năm 2018 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN