Mất việc, giáo viên hợp đồng phản ứng

Sự kiện: Giáo dục

Các giáo viên cho biết đã dạy hợp đồng từ 36 tháng trở lên, thậm chí 15 năm nên rất muốn được vào biên chế

Sáng 3-5, hàng chục giáo viên bậc THPT đã kéo đến Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Nam kêu cứu. Họ cho biết đã dạy hợp đồng ở các trường của tỉnh này từ 36 tháng trở lên, thậm chí 15 năm nên ước mơ một ngày được vào biên chế. Đầu năm 2016, họ hết sức mừng khi Sở GD-ĐT ban hành kế hoạch hợp đồng với giáo viên đã hoặc đang được các trường trên địa bàn hợp đồng dạy theo tiết.

Kế hoạch hợp đồng nêu rõ đối tượng xét hợp đồng là giáo viên đã hoặc đang được các trường THPT công lập, phổ thông dân tộc nội trú hợp đồng giảng dạy (trả lương theo tiết) từ 36 tháng trở lên (tính đến ngày 30-11-2015), không yêu cầu phải có thời gian đóng BHXH. Văn bản này cũng lưu ý “giáo viên đang được các trường THPT công lập, phổ thông dân tộc nội trú hợp đồng giảng dạy có đóng BHXH vẫn được tham gia xét tuyển”.

Sau đó, các giáo viên đủ điều kiện đã nộp hồ sơ xét tuyển nhưng không thấy hồi âm. Sau này, kế hoạch hợp đồng nói trên bị hủy nhưng các giáo viên cũng không nhận được thông báo. Sau đó, Sở GD-ĐT xét tuyển giáo viên nhưng các giáo viên hợp đồng không được ưu tiên gì.

Mất việc, giáo viên hợp đồng phản ứng - 1

Các giáo viên phản ánh sự việc với báo chí

Theo các giáo viên, trong đợt xét tuyển biên chế vừa qua, trong số 116 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng chỉ có 6 người trúng tuyển.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết sở này rất quan tâm đến các giáo viên đang dạy theo dạng hợp đồng. Vào các năm 2009 và 2011, Sở GD-ĐT đã 3 lần xét tuyển giáo viên hợp đồng vào biên chế và đều căn cứ vào các quy định hiện hành, trong đó có kết quả học tập. Nhiều ứng viên có kết quả học tập thấp nên không trúng tuyển, kéo dài cho đến thời điểm này.

Năm 2016, Sở GD-ĐT muốn tạo điều kiện nhận vào biên chế 110 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng nhưng theo luật, giáo viên phải đóng BHXH trên 36 tháng liên tục mới được xét đặc cách trong khi các giáo viên này đều dạy hợp đồng theo tiết, không ai đóng BHXH nên đành chịu.

Cũng theo ông Quốc, dù BHXH không đồng tình nhưng trong văn bản tham mưu cho UBND tỉnh, ông vẫn giữ quan điểm xét tuyển đặc cách cho 110 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh không đồng ý.

Giữa hai phương án là tổ chức thi tuyển và xét tuyển cạnh tranh, Sở GD-ĐT nhận thấy phương án xét tuyển cạnh tranh có lợi hơn cho giáo viên hợp đồng nên chọn phương án này. Vào các ngày 22 và 23-2, có 995 ứng viên đăng ký xét tuyển 116 chỉ tiêu, đến thời điểm này mới công bố điểm chứ chưa thông báo kết quả chính thức. Nhiều người tra cứu điểm biết không trúng tuyển nên phản ứng.

Thiếu bao nhiêu, tuyển bấy nhiêu

Ngày 3-5, ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết tỉnh này đã bỏ hình thức hợp đồng với giáo viên do các trường không có nguồn để trả lương. Ngoài ra, việc hợp đồng mà không thông báo cho Sở GD-ĐT không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi giáo viên mà còn không minh bạch trong khâu tuyển dụng. Các trường thiếu giáo viên thì báo cáo, thiếu bao nhiêu sở tuyển bấy nhiêu. Hằng năm, sau khi luân chuyển giáo viên xong, sở sẽ tuyển dụng ở các vị trí có nhu cầu.

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thường (Người Lao Động)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN