Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ chỉ cần nhớ "9 từ 1 hành động", mọi chuyện đều được giải quyết êm đẹp

Sự kiện: Dạy con

Trẻ khóc lóc ăn vạ hay mất bình tĩnh đều có những nguyên do ẩn đằng sau. Hiểu được lý do trẻ khó chịu, bố mẹ sẽ có cách giáo dục con cái thông minh.

Trang Aboluowang đưa tin, Tiểu Yến đi siêu thị cùng với bạn mình và con gái của anh. Khi đến quầy đồ ăn vặt, cô bé muốn mua một thứ nhưng không được cha đồng ý nên đã nằm vạ xuống đất khóc. Tiểu Yến định tiến tới dỗ cô bé thì bạn cô ngăn lại và nói: "Đừng quan tâm tới con bé", sau đó người cha thản nhiên đẩy xe đi tiếp. Lúc này, cô bé thấy cha mình đã đi xa vội chạy theo, khi bắt kịp cô bé ôm chân và tiếp tục khóc. Mọi người nhìn chằm chằm vào 2 cha con nhưng người cha vẫn tiếp tục di chuyển.

Thế là trong siêu thị xuất hiện cảnh một người đàn ông đẩy xe mua hàng, phía sau là một cô bé ôm chân cha khóc, người cha đẩy xe đi một cách khập khiễng. Trong khi người cha vẫn tiếp tục mua đồ, cô bé đột nhiên nín khóc và nói: "Bố ơi, chú kia đáng sợ quá". Người cha ngồi xuống, nhìn vào mắt cô con gái và trả lời: "Sao vậy con. Chú ấy có la mắng hay đánh con không?". Cô bé trả lời: "Không có bố à, nhưng mà nhìn chú ấy đáng sợ lắm".

Khi nghe thấy đoạn đối thoại này, Tiểu Yến phải thừa nhận rằng cảm xúc của một đứa trẻ thay đổi xoành xạch, khóc cười chỉ trong tích tắc.

Vậy trong hoàn cảnh như vậy, khi một đứa trẻ đang mất bình tĩnh, là cha mẹ bạn cần đối mặt với tình huống như thế này như thế nào?

Hiểu được lý do đằng sau tính khí nóng nảy, mất bình tĩnh của trẻ

Sự giận dữ của trẻ có thể nói là một vấn đề quá quen thuộc mà tất cả các bậc cha mẹ sẽ gặp phải trên con đường nuôi dạy con cái. Để giải mã những nguyên nhân sâu xa của tính cách này, bố mẹ cần phải hiểu "tín hiệu cảm xúc" của trẻ.

Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ chỉ cần nhớ "9 từ 1 hành động", mọi chuyện đều được giải quyết êm đẹp - 1

Ảnh: Clover48

- Trẻ mất bình tĩnh vì nhu cầu không được đáp ứng

Ví dụ, trẻ muốn ăn cái gì đó nhưng không được mua cho nên ăn vạ. Bố mẹ bận đi làm nhưng trẻ đòi theo không được nên khóc lớn.

Nhận thức của trẻ phát triển dần theo tuổi, nhưng do khả năng diễn đạt và ngôn ngữ còn hạn chế nên trẻ khó có thể giao tiếp với bố mẹ bằng lời nói. Hành động là cách trẻ biểu lộ cảm xúc ở giai đoạn này.

Ngoài việc ăn uống, trẻ còn có nhiều nhu cầu tâm lý khác. Khi bố mẹ không đáp ứng được, trẻ thường thể hiện nỗi buồn của mình bắt cách mất bình tĩnh và khóc lóc.

Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ chỉ cần nhớ "9 từ 1 hành động", mọi chuyện đều được giải quyết êm đẹp - 2

Ảnh: Twinavi

- Trẻ mất bình tĩnh vì cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương

Trường hợp này xảy ra khi trẻ có thêm một đứa em. Khi cả bố và mẹ bỗng nhiên dành hết sự quan tâm cho đứa em mới sinh, trẻ thường cảm thấy như bị bỏ rơi. Để thu hút sự chú ý của bố mẹ, không ít những đứa trẻ bộc lộ sự khó chịu, tức giận. Nếu tinh ý, bố mẹ nên sớm nhận ra điều bất thường này ở con mình, nếu không những nguy hại mà nó mang lại là rất lớn.

Khi một đứa trẻ mất bình tĩnh, đó cũng là lúc nó cần cảm nhận được tình yêu nhất

Ed Tronik, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh đã từng làm một thử nghiệm. Trong thử nghiệm này, ông để một người mẹ tương tác với đứa trẻ bình thường, ngồi chơi với con, trò chuyện vui vẻ với con, tương tác bằng ánh mắt và nụ cười. Lúc này, cuộc trao đổi giữa 2 mẹ con diễn ra trong không khí rất dễ chịu và đứa trẻ cảm thấy rất hạnh phúc.

Tiếp theo là một thử nghiệm khác, đó là người mẹ được yêu cầu không phản ứng bất kỳ điều gì với những hành vi của con mình. Cho dù đứa trẻ có làm gì, cô vẫn vô cảm, khuôn mặt lạnh lùng trong suốt quá trình ngồi cùng với con. Đến lúc này, đứa trẻ đã cảm thấy có gì đó không ổn, nó bắt đầu trở nên bồn chồn và cố gắng thu hút sự chú ý của mẹ bằng cách hét lên. Cuối cùng, đứa trẻ bất lực và khóc to. Khi người mẹ đưa tay ra ôm chầm lấy con mình, đứa trẻ gắt gỏng lập tức bình tĩnh lại và cười hạnh phúc.

Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ chỉ cần nhớ "9 từ 1 hành động", mọi chuyện đều được giải quyết êm đẹp - 3

Ảnh: Hoiku-shigoto

Khi đối mặt với một đứa trẻ đang mất bình tĩnh, bất kể bố mẹ có kiên nhẫn đến đâu thì nhiều lúc họ cũng không thể chịu đựng được mà "phát rồ" lên. Tuy nhiên, miễn là bố mẹ hiểu được đúng phương pháp, họ có thể xoay chuyển tình thế lúc đó.

Chúng ta chỉ cần nhớ 9 từ "cười nhiều hơn, đừng tức giận, đừng la hét, ngồi xổm xuống" lắng nghe trẻ một cách kiên nhẫn, cho chúng thấy sự yêu thương.

Chuyên gia về giáo dục gia đình tại Đài Loan, ông Vương Dương Minh nói: "Mọi người cần một trái tim để biết kìm chế những cảm xúc của chính mình. Trẻ em sau này sẽ làm cha mẹ, nhưng trước đó cha mẹ cần là người hướng dẫn cho trẻ em. Mọi đứa trẻ mất bình tĩnh nếu nhận được sự giáo dục đúng đắn từ cha mẹ chắc chắn khi lớn lên sẽ rất bình an và hạnh phúc".

Nguồn: [Link nguồn]

Giáo sư Harvard: ”Cha mẹ phải làm 3 điều này trước khi con mình tròn 13 tuổi”

Đây là giai đoạn rất quan trọng nên dù có khó khăn đến thế nào cha mẹ cũng không được nản và từ bỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN