Khi trẻ bị bạn đánh, bố mẹ khuyên con chịu đựng hay đánh lại?

Sự kiện: Dạy con

Giữa 2 cách đối phó này, bố mẹ nên có sự hiểu biết đúng đắn để giúp con mình không còn bị bắt nạt ở trường nữa.

Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, chúng dần bước ra khỏi vòng tay bảo bọc của bố mẹ và hòa nhập vào cộng đồng. Trong quá trình trẻ đến trường học, tiếp xúc với nhiều bạn bè, việc trẻ va chạm, đánh nhau là điều không thể tránh khỏi.

Nhiều bố mẹ cảm thấy bối rối không biết phải xử lý như thế nào trong trường hợp nếu con mình bị đứa trẻ khác đánh. Liệu rằng, đứa trẻ nên chịu đựng hay nên đánh lại bạn mình. Có những mặt lợi và hại khi chọn 1 trong 2 cách đối phó này và đâu là điều đúng đắn nhất bố mẹ nên làm.

Khi trẻ bị bạn đánh, bố mẹ khuyên con chịu đựng hay đánh lại? - 1

Sau khi con gái vào lớp 1, cô Trương biết học lực con mình yếu nên lo lắng việc bị bắt nạt ở trường. Thế nên, hầu như ngày nào khi con trở vè nhà cô cũng đều hỏi thăm con ở trường như thế nào. Một ngày nọ, khi con gái trở về, cô phát hiện cánh tay của con bị bầm tím liền hỏi: “Nữu Nữu, con có bị ai ở trường bắt nạt không?”

Cô con gái rơm rớm nước mắt nói: “Mẹ ơi, bạn Bảo Bảo tự tiện lấy bút của con, con không đồng ý nên nó lấy véo tay con”.

Cô Trương nhìn cánh tay bầm tím của con gái không khỏi xót xa: “Nữu Nữu, khi con lớn dần, bố mẹ không thể ở bên cạnh con mọi lúc được. Vì vậy, con cần phải học cách tự bảo vệ mình. Nếu lần sau bạn ấy còn đánh con nữa, con hãy đánh trả đồng thời mách giáo viên chứ đừng im lặng chịu đựng như vậy. Con càng im lặng chịu đựng, bạn ấy sẽ càng đánh con nhiều lần hơn nữa”.

Vài ngày sau, cô Trương lại thấy trên tay của con gái có dấu vết bị cắn liền hỏi: “Con lại bị bạn ấy nắt nạt à?”

Nữu Nữu nhìn mẹ rồi đáp: “Mẹ ơi, con làm theo lời mẹ, bạn ấy cắn con nên con đã đánh lại. Con vừa đánh vừa hét lên, cô giáo nghe thấy liền chạy tới, sau đó yêu cầu con và bạn ấy phải xin lỗi nhau”.

2 tuần sau đó, con gái cô Trương vui vẻ về nhà khoe với mẹ rằng, mình và bạn kia đã trở thành bạn tốt của nhau, không còn việc đánh nhau nữa.

Việc trẻ đánh trả lại liệu có thực sự nghiêm trọng?

Nhiều bố mẹ lo lắng rằng, nếu con mình đánh trả lại bạn, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn không? Trên thực tế, việc trẻ em xảy ra mâu thuẫn với nhau là điều không thể tránh khỏi. Khi trẻ bị đánh, dù chúng  chọn cách “chịu đựng” hay “đánh trả” thì sự việc sẽ không trở nên quá nghiêm trọng.

Khi trẻ bị bạn đánh, bố mẹ khuyên con chịu đựng hay đánh lại? - 2

Nhiều người có lẽ sẽ nói: “Con nên mách giáo viên để tìm sự giúp đỡ”. Thế nhưng, không phải lúc nào giáo viên cũng có thể giải quyết triệt để việc 2 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau. Tốt nhất bọn trẻ nên tự giải quyết mâu thuẫn, việc để trẻ lúc nào cũng méc giáo viên dễ khiến chúng bị các bạn nói là “đồ mách lẻo” và bị cô lập trong lớp.

Khi 2 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn, bố mẹ nên hướng dẫn các con tự giải quyết với nhau. Sau khi trẻ bị đánh, một số bố mẹ xót con mình nên đã tìm đến tận trường, đòi gặp giáo viên và cả phụ huynh bạn kia đòi lại công bằng cho con mình. Từ một chuyện vụn vặt giữa 2 đứa trẻ có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình, đó là điều không đáng có.

Việc để trẻ đánh lại có hình thành tính cách bạo lực không?

Một số người cũng lo lắng rằng sau khi trẻ bị đánh, nếu bố mẹ khuyến khích trẻ “đánh lại” sẽ khiến chúng nảy sinh tính cách bạo lực. Ở đây, bố mẹ cần hiểu rằng, chỉ khuyến khích trẻ dám chống trả sau khi bị bạn bắt nạt.

Có không ít những đứa trẻ bị bắt nạt ở trường, vì nghe lời bố mẹ nên cố chịu đựng chứ không đánh trả lại. Khi được hỏi: “Lúc bạn bắt nạt con, con có muốn đánh lại không?”

Một trong số những đứa trẻ này trả lời rằng: “Lần đầu tiên bị bắt nạt, con rất muốn đánh lại nhưng sau đó, bố mẹ nói đánh lại bạn là hư. Từ đó, con đã chịu đựng và quen với việc bị bạn bắt nạt trong suốt nhiều năm mà không dám đánh trả”.

Khi bị mắng thì cãi lại, bị đánh thì đánh lại, bị ức hiếp thì phản kháng, đó là bản chất cơ bản của con người. Trước sự đối xử bất công, trẻ chỉ biết im lặng chịu đựng, khi lớn lên đối diện với những điều xấu trong xã hội, chúng cũng có xu hướng chịu đựng như lúc bé. Từ đó, đứa trẻ hình thành tính cách nhát gan, rụt rè.

Bố mẹ nên làm gì trước khi để con mình "chống trả"

- Tôn trọng

Bố mẹ nên dạy con cái mình tôn trọng, không chỉ tôn trọng người khác mà còn cho chính mình. Dù ở nhà hay trường học, khi người khác ép trẻ làm điều gì đó, chúng cần dũng cảm phản kháng lại để bảo vệ lợi ích của mình. Tất nhiên, trẻ không thể bắt nạt và ép buộc người khác làm theo ý mình.

Khi trẻ bị bạn đánh, bố mẹ khuyên con chịu đựng hay đánh lại? - 3

- Khéo léo "đánh trả"

Thực tế đã chứng minh rằng, những đứa trẻ không biết cách phản kháng sẽ dễ bị bắt nạt và dễ bị cô lập, vì không ai muốn làm bạn với những đứa trẻ như vậy. Càng không có bạn bè càng dễ bị bắt nạt, vì vậy đừng mong đợi những đứa trẻ nhát gan sẽ thay đổi số phận bị bắt nạt bằng cách kết bạn.

Khi lần đầu tiên bị bắt nạt, trẻ phải đánh trả, đồng thời hét lớn để thu hút sự chú ý của các bạn và giáo viên khác, đặc biệt là những trẻ yếu hơn. Khi trẻ đi học cấp 2, những vụ bắt nạt thường không phải là chuyện xảy ra một sớm một chiều, vì vậy hãy bảo trẻ chống cự nếu có thể.

- Giao tiếp giữa bố mẹ và con cái

Sau khi trẻ đi học, bố mẹ nên nói với trẻ: “Kể cho bố mẹ nghe những khó khăn con gặp phải ở trường”. Việc chia sẻ sẽ giúp bố mẹ hiểu con cái hơn và hướng dẫn chúng làm những điều nên làm. Khi con cái biết rằng, bố mẹ yêu thương và ủng hộ mình, chúng sẽ có thêm niềm tin để chống lại sự bắt nạt ở trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Thức khuya hay dậy sớm, cái nào sẽ giúp việc học hiệu quả hơn?

Tùy vào từng thể trạng, sở thích, thói quen, thời gian biểu của từng người mà bạn nên chọn việc thức khuya hay dậy sớm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN