Điều chưa biết về ngôi trường 2 lần đón cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia

Sự kiện: Giáo dục

Tiếp bước “cậu bé Google”, nhà leo núi Lê Thanh Tân Nhật đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế Quý IV để vào cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 và cũng là lần thứ 2 đưa cầu truyền hình về trường THPT thị xã Quảng Trị.

Nơi đào tạo ra nhiều nhân tài

Mảnh đất thị xã Quảng Trị được biết đến bởi dòng sông Thạch Hãn êm dịu, hiền hoà đã ghi dấu bao chiến công oanh liệt. Nơi đây còn có một Thành Cổ trầm tư, trang nghiêm từng làm chấn động lương tri toàn nhân loại khi phải hứng chịu sức công phá của tương đương 7 quả bom nguyên tử mà đế quốc Mĩ thả xuống năm 1972. Cùng với đó, nơi đây có ngôi trường THPT Thị xã Quảng Trị với truyền thống dạy tốt, học tốt và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất.

Trường THPT thị xã Quảng Trị được thành lập từ năm 1975 ở vùng đất Bèng, nơi giáp ranh giữa làng Nại Cửu và làng Cổ Thành, với tên gọi đầu tiên là trường Cấp 3 Triệu Phong. Cùng với sự biến đổi của quê hương, trường được đổi tên nhiều lần: Trường THPT số 1 Triệu Hải (1977- 1978), rồi Trường THPT thị xã Quảng Trị (từ 1989 đến nay).

Điều chưa biết về ngôi trường 2 lần đón cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia - 1

Trường THPT Thị xã Quảng Trị không ngừng phát triển, đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh giỏi.

Qua 40 năm xây dựng và phát triển, trường THPT thị xã Quảng Trị không ngừng vững mạnh, khẳng định mình một cách toàn diện để xứng đáng là trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh. Các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, trường luôn đứng vị trí hàng đầu trong khối THPT không chuyên về số lượng và chất lượng giải. Từ năm 2007 đến nay, trường luôn vinh dự được bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào tốp 200 trường có tỉ lệ học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng cao của toàn quốc. 

Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã vào đời tạo nghiệp vững vàng, nhiều học sinh đã thành đạt, thành danh không chỉ trong tỉnh mà cả trong nước và nước ngoài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

Xuất hiện hai thí sinh mang vòng nguyệt quế 

Năm 2015, Văn Viết Đức (SN 1997) là người đầu tiên đưa cầu truyền hình Olympia về với tỉnh Quảng Trị và xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Trong trận chung kết, Đức đã liên tiếp vượt xa và dẫn đầu cuộc thi với các câu trả lời đúng. Đó cũng chính là bàn đạp để anh chàng cán đích sớm trong trận chung kết năm 2015.

Bước vào trận chung kết lần thứ 17 của Olympia, Phan Đăng Nhật Minh luôn điềm tĩnh, tự tin vào bản thân mình. Với tổng số 300 điểm, Minh là chủ nhân vòng nguyệt quế của Olympia 2017.  Chiến thắng vang dội lần thứ hai, chỉ sau 2 năm của những nhà leo núi tỉnh Quảng Trị đã khiến người dân mảnh “đất thép” thêm tự hào về truyền thống hiếu học của quê hương.

Đúng 8h00, ngày 2/9/2018 tại quảng trường Giải phóng (thị xã Quảng Trị) sẽ diễn ra cầu truyền hình trực tiếp cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2018.

Chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 có các thí sinh: Nguyễn Hữu Quang Nhật (THPT Phan Châu Trinh, TP.Đà Nẵng), Chu Quang Trường (THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM), Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh) và Lê Thanh Tân Nhật (THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

Lê Thanh Tân Nhật là thí sinh thi đấu tự tin và bản lĩnh. Ở cuộc thi quý 4, dù bị đối thủ dẫn trước nhưng Tân Nhật vẫn bình tĩnh thi đấu và bứt tốc đầy quyết đoán ở những câu hỏi cuối cùng.

Được 275 điểm, Nhật giành được vòng nguyệt quế của cuộc thi Quý 4 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 và đồng thời nắm giữ tấm vé quý giá vào thi chung kết năm.

Quán quân Olympia: ”Nhà bác học” giỏi Pháp văn

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2018 có tinh thần tự học rất cao và trí nhớ tuyệt vời

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hoài ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN