Đà Nẵng không áp dụng thí điểm sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

Ngày 30/8, trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho hay, ngành giáo dục TP này không thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh cho hay, từ nhiều năm trước khi ông lên làm Giám đốc Sở GD-ĐT thì ngành giáo dục Đà Nẵng đã không tiến hành thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học. Và hiện Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương không áp dụng bộ sách gay nhiều tranh cãi này.

Đà Nẵng không áp dụng thí điểm sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục - 1

Ngày 30/8, các cháu học sinh sắp vào lớp 1 ở Đà Nẵng được phụ huynh đưa đến tựu trường để chuẩn bị cho năm học mới 2018 - 2019

“Đà Nẵng hiện áp dụng chương trình phổ thông đại trà của Bộ GD-ĐT, không có trường tiểu học nào thí điểm chương trình Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng cả. Chỉ có vài trường áp dụng chương trình VNEN của Bộ GD-ĐT, tức chương trình tiểu học theo hướng mới, nhưng do không phù hợp với thực tiễn nên cũng thu dần việc thí điểm rồi” – Ông Nguyễn Đình Vĩnh nói

Bà Hồ Thị Cẩm Bình, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho biết thêm, chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục thiên về phát triển ngữ âm, chủ yếu với học sinh có khó khăn về phát âm hoặc phát âm không chuẩn. Tuy nhiên Đà Nẵng đã thực hiện ổn định chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT, chất lượng của học sinh vẫn tốt nên không thí điểm sách của GS Hồ Ngọc Đại.

“Ngoài ra, những năm vừa rồi ở bậc Tiểu học có nhiều đổi mới, như thực hiện mô hình trường học mới, dạy học kỹ thuật… Chúng tôi thấy những cái gì đã ổn định rồi thì cũng không cần phải thay đổi nhiều. Bộ GD-ĐT cũng chỉ khuyến khích các đơn vị thí điểm Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục trên tinh thần tự nguyện thôi chứ không phải bắt buộc triển khai ở hết tất cả các tỉnh, thành!” – Bà Hồ Thị Cẩm Bình nói.

Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh cũng khẳng định quan điểm và định hướng của ngành giáo dục TP là khi triển khai thí điểm, thử nghiệm mới bất cứ điều gì với học sinh và nhà trường thì cũng phải trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và có thể chấp nhận được. Trên cơ sở đó, Đà Nẵng sẽ tiếp tục không áp dụng thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học.

“Thử món nào phải đàng hoàng món đó, chứ không thể đem con em ra làm “chuột bạch” miết được. Chủ trương của Đà Nẵng là không thí nghiệm, không thử nghiệm những mô hình quá lạ lẫm. Không phải là mình sợ, mà lý do là mọi cái thí nghiệm, thực nghiệm phải được kiểm định một cách tương đối bài bản, chứ còn mới dự thảo mà đưa cho Đà Nẵng thử nghiệm thì không ủng hộ!” – Ông Nguyễn Đình Vĩnh nhấn mạnh.

Được biết, bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại đã được dạy từ năm 1979 ở Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục - ngôi trường do chính GS sáng lập. Từ đó đến nay, bộ sách cũng đã trải qua những thăng trầm khi ngành giáo dục lúc thì dừng, lúc lại tiếp tục cho dạy thí điểm ở trường tiểu học.

Năm 2006, sau một số năm gián đoạn dạy trong trường tiểu học, GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. Ông đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách vào dạy.

Năm 2008, Bộ GD-ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh. Năm 2013, Bộ GD-ĐT đồng ý tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành lựa chọn. Dù vậy, sự tranh luận vẫn không ngừng diễn ra nên năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định lại.

Từ clip dạy đánh vần cực ”lạ”: Người thẩm định sách nói gì?

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh về sách có cách đánh vần lạ, PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Châu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN