Đầu tư nhiều hơn đến sức khỏe học đường để bảo đảm phát triển toàn diện

Sự kiện: Giáo dục

“Sức khỏe học đường vẫn đang là cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa để bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho trẻ em”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Chiều 10/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.

Lễ công bố có sự tham dự, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long…cùng đại diện các bộ, ngành, các cơ quan trung ương, cơ quan thông tấn báo chí và các tổ chức, doanh nghiệp đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong triển khai Chương trình cùng lãnh đạo các địa phương tại 63 điểm cầu trên phạm vi cả nước.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại lễ công bố Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại lễ công bố Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”.

Lễ công bố chính thức kích hoạt chuỗi hoạt động truyền thông sức khỏe học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, với sự phối hợp các bộ, ban ngành, cơ quan trung ương và lãnh đạo các địa phương; các tổ chức liên quan, các đơn vị báo chí truyền thông từ trung ương tới 63 điểm cầu kết nối các tỉnh/thành phố và trên 41.950 trường học trên cả nước.

Tại lễ công bố, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế ký kết Chương trình phối hợp về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022- 2026.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định trong Luật Giáo dục 2019 là nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo cho người học... Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh phổ thông luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của các em.

Mục tiêu Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến là duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. Chương trình đề ra 5 nhóm nội dung quan trọng, tương ứng với đó là các chỉ tiêu cụ thể và 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp tích cực.

Với việc đưa ra 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp, Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 có sự tham gia của 9 Bộ và các ban ngành, cơ quan liên quan; Uỷ ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố, sự hưởng ứng của hơn 22 triệu học sinh, hàng chục triệu phụ huynh và giáo viên tại gần 41.950 trường học trên phạm vi cả nước cùng các lực lượng xã hội đã chung tay hỗ trợ triển khai các giải pháp cơ bản nêu trong Chương trình.

Hơn 22 triệu trẻ em, học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học. Điều này sẽ tiết kiệm được khoản kinh phí lớn dành cho công tác điều trị, giảm bớt gánh nặng của bệnh tật cho gia đình và toàn xã hội, cải thiện tầm vóc, chất lượng giống nòi. Nguồn kinh phí tiết kiệm được sẽ tăng cường cho đầu tư phát triển. Học sinh có sức khỏe tốt sẽ học tập và thành đạt hơn trên con đường học vấn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước đó, ngày 2/10/2021, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh thông qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trường chuyên biệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Cậu bé 11 tuổi học siêu giỏi nhưng cách giáo dục của người mẹ lại gây tranh cãi

Để con trai có thể đạt được những thành tích như hiện tại, công sức của người mẹ bỏ ra rất lớn. Thế nhưng, cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN