Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng

Sự kiện: Giáo dục

Hỏi gì nhưng con cũng không nói, đến khi đứa trẻ vừa há miệng ra, người mẹ chân tay run rẩy.

Bố mẹ và những người thân trong gia đình thường là những người yêu thương trẻ vô điều kiện, điều đó vô hình chung khiến đứa trẻ được yêu thương, cưng chiều nhiều khi ở nhà. Tuy nhiên khi đi học cũng như ra bên ngoài, trẻ không còn được cưng chiều nhiều như vậy sẽ trở nên bướng bỉnh và chắc chắn sẽ nhận được bài học xứng đáng.

Chị Lý (Trung Quốc) chia sẻ câu chuyện đầy bất bình của mình về cậu con trai 5 tuổi khi đi học mẫu giáo. Bà mẹ thừa nhận con trai chị là đứa trẻ khá nghịch ngợm nhưng cũng không phải là một đứa trẻ hư. Bình thường sau khi tan học ở trường mẫu giáo trở về nhà, con rất vui vẻ cười đùa cùng mọi người. Tuy nhiên vào ngày hôm xảy ra sự việc, đứa trẻ không được vui cho lắm, mếu máo và không trả lời bất kì câu hỏi nào của bố mẹ, người thân trong gia đình.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 1

Thấy vậy, chị Lý mới bế con lên, vỗ về và hỏi con lý do tại sao con lại buồn như thế. Lúc này như được an ủi, đứa trẻ bỗng khóc òa lên và giây phút ấy, chị Lý nói bản thân bàng hoàng và gần như phát điên lên khi thấy thứ ứa ra từ trong miệng đứa nhỏ. Khắp miệng đứa trẻ toàn là máu và bắt đầu tứa ra, tràn ra ngoài khi con khóc. Cả nhà vội vàng lấy bông cầm máu cho con và vỗ về, nịnh nọt.

Sau đó chị Lý gọi điện cho cô giáo để hỏi về nguyên nhân con chị bị chảy máu mồm khi đi học về. Cô giáo cho biết, đứa trẻ ở lớp vốn nghịch ngợm, hay trêu các bạn khác nên nhiều bạn không thích chơi cùng. Hôm nay cậu nhóc có xảy ra xô xát với 1 bạn khác và bị ngã. Chắc chắn vết thương bắt đầu chảy máu từ lúc đó nhưng cô giáo không để ý. Và về đến nhà khi con khóc, máu trong miệng mới chảy ra.

Chị Lý quá tức giận nên đã đưa con đến ngay nhà hiệu trưởng để tranh cãi. Chị cho rằng chị gửi con đi học thì điều tối thiểu nhất là con chị phải được an toàn, được chăm sóc tốt nhưng kết quả lại ngược lại nên chị vô cùng tức giận. Hiệu trưởng nhà trường và cô giáo đã chính thức gửi lời xin lỗi tới mẹ con chị Lý, tuy nhiên chị vẫn không đồng ý với lời xin lỗi này mà muốn đuổi việc cô giáo và được gặp mặt gia đình người bạn đã gây tai nạn cho con chị để yêu cầu được đền bù.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 2

Phía nhà trường cho rằng đây là tai nạn không mong muốn và cũng may chưa có hậu quả nào quá nghiêm trọng nên muốn gia đình chị Lý dừng lại ở đây. Tuy nhiên bà mẹ vẫn vô cùng tức giận và lập tức cho con nghỉ học.

Trên thực tế việc xô xát giữa những đứa trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để hạn chế nhất việc con trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, bị bạn bè bắt nạt, bố mẹ nên có phương hướng xử trí đúng đắn ngay từ những lần đầu tiên để xử lý dứt điểm:

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 3

Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân

Nguyên nhân trẻ con mẫu giáo đánh nhau thường ít khi xuất phát từ sự thù hận, cố tình mà chỉ là cách bộc phát sự tức giận như bị bạn giành mất đồ chơi... Đó là điều hoàn toàn tự nhiên vì trẻ hầu như chưa biết những cách tích cực hơn để xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề như thương lượng, nói chuyện, nhờ người khác giúp… Một phần nữa, đây là bản năng của trẻ, dùng tay chân để giải quyết vấn đề mà chưa biết nghĩ đến hậu quả, cảm xúc của người khác.

Do đó, khi được nhà trường, giáo viên thông báo con xô xát với bạn, các mẹ nên tìm hiểu trước sự việc để có thể hướng dẫn và giáo dục con có mục tiêu hơn. Bố mẹ nên bình tĩnh vì nguyên nhân và hậu quả của sự việc đều do con là trẻ con và không quá nghiêm trọng (trẻ con đánh nhau thường không có hậu quả quá nặng nề).

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 4

Nói chuyện với con để tìm hiểu vấn đề

Không nên bắt đầu theo kiểu cha mẹ là người biết hết câu chuyện, hãy lắng nghe con thay vì hỏi tội trẻ. Không phải khi nào kết luận của cô giáo cũng đúng vì cô không để mắt đến trẻ thường xuyên được để chứng kiến sự kiện từ đầu đến cuối hoặc do chủ quan của cô. Hãy để con bình tĩnh kể lại câu chuyện với một thái độ lắng nghe và bĩnh tĩnh, thường xuyên tôn trọng con thì khả năng bé nói dối, bịa chuyện là rất thấp.

Sau khi biết được nguyên nhân cặn kẽ từ hai phía, lúc này cha mẹ hãy đưa ra hướng giải quyết cho cả trẻ và vấn đề của con. Nếu đó chỉ là những xích mích vô tình, không đáng kể giữa các con thì cha mẹ không cần can thiệp quá nhiều mà hãy tin rằng các con có thể tự giải quyết vấn đề. Nếu cha mẹ tham gia quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực xã hội bình thường của trẻ và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trẻ với các bạn.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 5

Nếu cần có sự ra mặt của cha mẹ để giải quyết vấn đề, mẹ có thể cùng con hôm sau đi học sớm và đợi bạn và bố mẹ bạn đến để xin lỗi nếu cảm thấy sự việc nghiêm trọng. Còn nếu không, mẹ chỉ nên đề nghị bé hôm sau đi học thì xin lỗi bạn hoặc tặng cho bạn một món đồ gì đó để tỏ ý xin lỗi như một cái kẹo. Thông thường trẻ sẽ quên béng luôn vụ đánh nhau hôm trước và tiếp tục chơi với nhau như không có chuyện gì xảy ra.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 6

Dạy con cách tự vệ như thế nào cho đúng

Nếu đối phương có ác ý nhất định và bắt nạt trẻ nhiều lần, thì các mẹ phải dạy trẻ những cách thiết thực hơn để đối phó, chẳng hạn như nhờ cô giáo giúp đỡ. Nếu cô giáo không thể ngăn chặn được hành vi trên thì cha mẹ nên tìm cách trao đổi thẳng thắn với phụ huynh bên kia để giúp con mình thoát khỏi cảnh bị bắt nạt. Nếu cần, cha mẹ cũng có thể cân nhắc việc thay đổi môi trường học tập cho con.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên rèn cho con thêm khả năng tự bảo vệ mình như chú ý rèn luyện thân thể. Trẻ nhỏ có thể chất yếu, gầy gò thường dễ bắt nạt, vì vậy khi trẻ có thể chất phát triển thì đương nhiên trẻ sẽ ít có nguy cơ bị bắt nạt hơn. Khi cơ thể của trẻ trở nên khỏe hơn, con cũng sẽ trở nên tự tin hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng bạo lực khi giải quyết vấn đề không được khuyến khích, thay vào đó mẹ hãy dạy con dùng sức mạnh này để tự vệ mà thôi, vì khi đó trẻ sẽ hiểu bạo lực là cách được chấp nhận để giải quyết vấn đề và tiếp tục lạm dụng cách này, ngày càng nghiêm trọng hơn sau này.

Những trận đánh nhau giữa vài đứa trẻ mẫu giáo chỉ là xô nhau, lấy đồ chơi đập vào nhau, không cố tình làm bạn bị đau mà chỉ muốn quyền lợi của mình. Nhưng nếu bé muốn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề thì sau này con có thể sẽ có hung khí và sắp xếp để đánh hội đồng như các vấn đề bạo lực học đường.

Nếu con có xu hướng bạo lực có thể là lúc mẹ cần tìm hiểu lại phương pháp giáo dục. Liệu trong cuộc sống ngày thường con có thường xuyên được xem những clip, video, quảng cáo có cảnh bạo lực, đánh nhau không? Hoặc chứng kiến bạo lực ngoài cuộc sống, những tranh chấp từ người trong gia đình chẳng hạn. Cha mẹ chính là tấm gương lớn nhất cho con cái, do đó cách hành xử của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến xu hướng bạo lực ở trẻ.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 7

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, hầu hết trẻ bị bạo lực học đường, bị cô hoặc bạn bắt nạt đều có tâm lý sợ hãi không dám thú nhận với bố mẹ. Do đó bố mẹ có thể phát hiện điều này thông qua những biểu hiện của con:

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 8

Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết bầm tím

Đây chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng nhất mà cha mẹ không được phép bỏ qua. Cơ thể trẻ tuy non nớt, mềm yếu nhưng không thể tự xuất hiện các vết bầm tím, vết xước.

Sau mỗi ngày con đi học về cha mẹ cần kiểm tra thân thể bé để phát hiện những thương tích trên người. Nếu thấy có bất kì dấu vết nào lạ trên cơ thể bé mẹ cần lời giải thích rõ ràng từ giáo viên. Nếu câu trả lời nhận được là "quen thuộc: bé bị ngã". Mẹ cần bình tĩnh xem xét thêm các biểu hiện khác nữa.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 9

Trẻ sợ hãi khi ở trong không gian kín

Thông thường, ở tất cả các trưởng mầm non, tiểu học hiện nay đều đã trang bị những thiết bị camera kết nối với điện thoại thông minh của phụ huynh để cha mẹ tiện theo dõi trẻ nhỏ. Chính vì thế, để bạo hành trẻ, các bảo mẫu cần phải đưa trẻ vào khu vực kín để thực hiện.

Đó là lý do trẻ tỏ ra sợ hãi khi ở trong không gian kín, bé sẽ mường tượng ra cảnh bị bạo hành. Vì thế, khi con ở trong phòng 1 mình hay đưa con đi tắm... thấy con có biểu hiện sợ hãi, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên nhủ và trò chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 10

Trẻ hốt hoảng, ngủ không sâu giấc

Tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi những hành động thô bạo. Nó thường đi vào trong giấc mơ của trẻ, khiến trẻ không thể nào ngon giấc.

Vì thế, nếu thấy con ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm... mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sức khỏe hay là do trẻ đang bị bạo hành.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 11

Không chịu đi học, nhìn thấy mẹ là đòi về ngay

Trẻ nhỏ thường phản kháng khi cha mẹ bắt đi học. Đó là một tình huống hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu sự phản kháng của trẻ là vô cùng dữ dội như ôm chặt mẹ, giãy giụa khi mẹ giao bé cho cô giáo hay mỗi lần được mẹ đón đều chạy tới và đòi về ngay lập tức... thì là dấu hiệu bất bình thường. Hãy quan sát ánh mắt của trẻ và ánh mắt của bảo mẫu trong những trường hợp này để nhận ra được nguyên do thực sự.

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 12

Ngại giao tiếp, tiếp xúc

Trẻ bị bạo hành thường có cảm giác sợ sệt, e dè, ngại giao tiếp và tiếp xúc với bất kì ai, kể cả bố mẹ. Trẻ không chạy nhảy nô đùa như trước mà chỉ thu mình một chỗ, ôm đầu gối hoặc khoanh tay trước ngực...

Con 5 tuổi đi học về mếu máo, vừa mở miệng khóc bố mẹ như phát điên khi thấy thứ trong miệng - 13

Hành vi quá khích

Nghiến răng, cắn móng tay, thở dốc, hồi hộp hay toát mồ hôi hoặc chống đối lại cha mẹ có thể là những hành vi khác lạ, quá khích của bé cho thấy đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Việc bé bị bạo hành dẫn đến lo sợ và không làm chủ được những hành động thân thể mình.

Nguồn: [Link nguồn]

4 hành động của cha mẹ tưởng chừng tốt cho con nhưng không ngờ lại có tác dụng ngược lại

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, những điều họ làm là tốt cho con cái nhưng thực chất lại là điều khiến con cảm thấy khó chịu và thực sự không tốt cho trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo CHI CHI ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN