Có tận 6 loại bắt nạt học đường mà chưa chắc cha mẹ đã biết

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Nắm bắt được 6 kiểu bắt nạt con bạn có thể gặp phải khi ở trường, cha mẹ có thể tìm cách xử lý hiệu quả.

1. Bắt nạt thể chất

Hành vi này được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh để làm tổn thương thể xác của người khác.

Khác với các hình thức bắt nạt bằng lời nói, tác động của bắt nạt thể chất có thể dễ dàng phát hiện hơn.

Thông thường, kẻ bắt nạt thể chất có xu hướng to lớn, mạnh mẽ và hung hăng hơn người bị bắt nạt. Chúng thường nhắm đến những đối tượng yếu thế để ra tay.

Khác với các hình thức bắt nạt bằng lời nói, tác động của bắt nạt thể chất có thể dễ dàng phát hiện hơn. Ảnh minh họa

Khác với các hình thức bắt nạt bằng lời nói, tác động của bắt nạt thể chất có thể dễ dàng phát hiện hơn. Ảnh minh họa

2. Bắt nạt bằng lời nói

Với hình thức này, con hay phải nhận những lời nói mang tính xúc phạm, thiếu tôn trọng, thậm chí là đe dọa.

Những lời nói đó thường nhắm vào ngoại hình, tôn giáo, sắc tộc, khuynh hướng tình dục hay khiếm khuyết trên cơ thể. Ví dụ một đứa trẻ nói với bạn khác "Bạn thực sự, thực sự béo, và mẹ của bạn cũng vậy".

Trẻ bị bắt nạt bằng lời nói thường có những dấu hiệu như ủ rũ, muốn thay đổi môi trường học tập. Chúng có thể nói với bạn về những điều gây tổn thương đến chúng và hỏi xem liệu bạn có nghĩ đó là sự thật không.

Shane Jimerson, nhà tâm lý học và là giáo sư tại Đại học California - Santa Barbara (Mỹ), cho rằng cách bảo vệ tốt nhất mà bố mẹ có thể cung cấp cho con là khuyến khích sự tự tin, độc lập ở trẻ và sẵn sàng hành động khi cần. Hãy dạy cho con cách dùng những cụm từ để nói lại với người bắt nạt, chẳng hạn "Điều đó không hay đâu", "Hãy để tôi một mình"...

Điều quan trọng khác mà bạn nên làm là dạy chúng về sự tôn trọng. Hãy cho con biết cách đối xử tốt với mọi người để con hiểu được hành động bắt nạt này là không tốt.

3. Xâm lược quan hệ

Có tên gọi khác là gây hấn quan hệ, hành vi này là một kiểu bắt nạt ngầm, cha mẹ và giáo viên thường không chú ý.

Những kẻ bắt nạt có xu hướng thao túng mọi mối quan hệ xung quanh, khiến nạn nhân bị cô lập hoặc đánh mất vị trí trong xã hội.

Chúng có thể tung tin đồn, nói xấu nạn nhân để khiến người đó bị tẩy chay, xa lánh. Nhìn chung, hành vi này phổ biến ở học sinh THCS, đặc biệt là nữ sinh.

Những kẻ bắt nạt có xu hướng thao túng mọi mối quan hệ xung quanh, khiến nạn nhân bị cô lập hoặc đánh mất vị trí trong xã hội. Ảnh minh họa

Những kẻ bắt nạt có xu hướng thao túng mọi mối quan hệ xung quanh, khiến nạn nhân bị cô lập hoặc đánh mất vị trí trong xã hội. Ảnh minh họa

4. Bắt nạt trực tuyến

Con bị bắt nạt trên mạng, bị đe dọa bằng cách truyền bá những từ ngữ, lời nói dối, sai sự thật thông qua email, tin nhắn văn bản và các bài đăng trên mạng xã hội. 

Con sẽ phải nghe, đọc những thông điệp nhắm vào mình liên quan đến các vấn đề như tình dục, phân biệt chủng tộc, đồng tính tạo ra một bầu không khí thù địch. 

Ví dụ một đứa trẻ đăng tải lên mạng xã hội Twitter "Kayden là người thua cuộc hoàn toàn. Tại sao vẫn có ai đó chơi với bạn ấy"?

Để nhận biết con có bị bắt nạt theo hình thức này không, bạn nên để ý xem con có dành nhiều thời gian cho mạng xã hội hay các tin nhắn hơn, nhưng sau đó thường buồn và lo lắng không. Bạn cũng cần lưu ý xem con có khó ngủ, muốn được ở nhà và không muốn tham gia những hoạt động yêu thích nữa hay không.

Các thông điệp mang tính đe dọa, bắt nạt lan truyền dưới dạng ẩn danh và rất nhanh chóng dẫn đến việc con có thể bị tổn thương. Vì vậy, trước tiên hãy thiết lập các quy tắc về an toàn trên Internet cho cả gia đình với những điểm lưu ý về giới hạn thời gian thích hợp cho từng độ tuổi. Bạn cũng nên tìm hiểu các trang web, ứng dụng, thiết bị kỹ thuật số trước khi cho con sử dụng.

Hãy cho trẻ biết bạn sẽ theo dõi hoạt động trực tuyến của chúng. Nói với con rằng nếu gặp phải những đe dọa, không nên trả lời hoặc chuyển tiếp tin nhắn, email, bài đăng đó. Thay vào đó, trẻ nên thông báo để bạn có thể in ra những bài viết vi phạm với thời gian rõ ràng.

Bạn nên báo cáo những đe dọa con gặp phải với trường học và nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến. Nếu đe dọa tiếp tục leo thang, hãy liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương.

5. Bắt nạt tình dục

Bắt nạt tình dục bao gồm những hành vi đụng chạm và lời nói, cử chỉ nhằm vào cơ thể của nạn nhân. Trong nhiều trường hợp cực đoan, bắt nạt tình dục có thể dẫn đến tấn công tình dục.

Nam sinh hay nữ sinh đều có thể là nạn nhân của những kẻ bắt nạt tình dục ở trường học. "Chat sex" cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ra hành vi bắt nạt tình dục.

Khi học sinh gửi ảnh nhạy cảm cho người khác, các em có thể bị đe dọa, tống tiền hoặc nhận được những lời bình luận khiếm nhã.

6. Bắt nạt định kiến

Nạn nhân của bắt nạt định kiến thường là những người khác biệt với tập thể (chủng tộc, màu da, xu hướng tính dục, gia cảnh...).

Thông thường, nạn nhân của bắt nạt định kiến có thể bị bắt nạt trên mạng, bắt nạt bằng lời nói, gây hấn trong các mối quan hệ, bắt nạt thể chất và thậm chí bị bắt nạt tình dục.

Ba loại bắt nạt định kiến thường thấy là: Bắt nạt chủng tộc, bắt nạt tôn giáo, bắt nạt giới tính.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực tế cho thấy, đa số những đứa trẻ bị bắt nạt đều có một điểm chung liên quan đến cách nuôi dạy của gia đình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN