Cô giáo kể chuyện trẻ tự kỷ yêu, ghen tuông, thất tình

Sự kiện: Bệnh tự kỷ

Là một trong những người gắn bó với Trung tâm và giáo dục cho trẻ tự kỷ, cô Nguyễn Thị Tình (39 tuổi, Hà Nội) cho biết, cô cũng gặp nhiều trường hợp trẻ tự kỷ có tình cảm trai gái, có nhu cầu tình dục.

Câu chuyện đầy ắp tình thương với những đứa trẻ chậm khôn

Dù năm nay đang ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà giáo già ở Trung tâm Phúc Tuệ vẫn sát sao trong từng hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển.

Mục đích của bà Vũ Thị Minh Hương là chia sẻ gánh nặng cho xã hội, vì thế không ít đứa trẻ học ở đây có hoàn cảnh khó khăn đều được trung tâm hỗ trợ học phí bằng cách kêu gọi các nhà tài trợ, các doanh nghiệp.

“Cháu nào đã vào đây học là học đến khi mình không nhận nữa phụ huynh mới cho con về nhà”, bà Hương nói.

Cô giáo kể chuyện trẻ tự kỷ yêu, ghen tuông, thất tình - 1

Dù năm nay đang ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà giáo Vũ Thị Minh Hương vẫn sát sao trong từng hoạt động giáo dục cho trẻ tự kỷ.

Theo tìm hiểu của PV, Trung tâm này vẫn còn nhiều trẻ học từ khi mới thành lập cho đến nay. Vài trẻ tiến bộ được đưa sang các trường công lập khác hoặc những cơ sở của trường công lập. Một số em lớn hẳn thì gia đình cho về quê. Em lớn tuổi nhất ở Trung tâm hiện nay đã ngoài 20 tuổi.

Gần 20 năm giảng dạy, bà Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Phúc Tuệ đã gắn bó với các em không may mắn bị bệnh. Bà cũng kể những câu chuyện đầy ắp tình thương và sự đồng cảm với những đứa trẻ chậm khôn, nhất là chuyện giới tính của trẻ tự kỷ.

“Học ở đây có cháu tiến bộ về nhận thức và ngôn ngữ. Song bên cạnh đó nhiều cháu đến tuổi dậy thì mà phát dục thì cô giáo quản lý rất khó. Các cháu cũng yêu cũng có tình cảm trai gái và cũng có nhu cầu tình dục. Những hôm ngủ trưa, cháu trai dậy đi lung tung trong các phòng và sờ soạng các bạn nữ. Nếu không được như ý cháu đập đầu vào tường bật máu. Nhiều phụ huynh có con nhỏ hơn gửi ở đây rất sợ cháu lớn có hành động xâm phạm con họ”, bà Hương kể.

Khi được hỏi, ở đây có áp dụng biện pháp mạnh như dọa, đánh đòn để chấn chỉnh các cháu không, bà Hương cho biết: "Bạo lực bằng ngôn ngữ hay hành động chỉ là biện pháp mang tính hạ sách rất ít khi phải dùng tới. Bởi đối với trường hợp trẻ tự kỷ, việc dạy chúng chỉ hiệu quả khi cho trẻ được ở trạng thái thoải mái nhất, càng o ép chúng càng phản kháng".

Cô giáo kể chuyện trẻ tự kỷ yêu, ghen tuông, thất tình - 2

Cô Nguyễn Thị Tình cho biết, cô cũng gặp nhiều trường hợp trẻ tự kỷ yêu và thất tình. 

Là một trong những người gắn bó với Trung tâm và giáo dục cho trẻ tự kỷ, cô Nguyễn Thị Tình (39 tuổi, Hà Nội) cho biết, cô cũng gặp nhiều trường hợp trẻ tự kỷ có tình cảm trai gái, có nhu cầu tình dục. Không những thế, các con còn ghen tuông, thất tình.

Điển hình là trường hợp của em N.T.L, 21 tuổi (Hà Nội) bị tự kỷ từ nhỏ.  L. thích một bạn nam trong lớp nhưng không được đáp lại vì bạn nam đó lại có tình cảm với một bạn nữ khác. Thấy vậy, L. tỏ ra ghen tuông,  thất tình và buồn bã, không ăn, không đi học, chỉ nằm ở nhà đắp chăn. Đôi lúc, L. được đáp lại bằng cách bạn nam đó khen xinh thì L. lại rất vui vẻ, ăn nhiều và không quậy phá, khóc lóc. Nhưng cứ hôm nào bạn trai kia chê xấu gái, ai thèm yêu là hôm sau L. không đi học. Hoặc có đi học thì sẽ đánh bạn trai kia.

Trong những trường hợp này, các cô giáo phải gọi trẻ ra nói chuyện, phân tích, các con chỉ nên có tình cảm bạn bè. Nếu bạn không thích con thì con cũng không được đánh bạn.

Giáo dục giới tính cho trẻ tự kỷ thế nào?

Các cô giáo chuyên dạy trẻ tự kỷ ở trung tâm cho biết, vấn đề giới tính và an toàn tình dục cho các con là điều các cô luôn lo lắng.

Không giống như hầu hết các trẻ bình thường khác, trẻ tự kỷ không có khả năng tìm hiểu về các vấn đề tình dục, giới tính. Do đó, đối với các bậc cha mẹ hay các cô giáo cần dạy trẻ khi nào và ở đâu thì người khác không thể chạm vào bản thân, và họ cần hiểu nhu cầu tuyệt đối về quyền riêng tư của trẻ.

Đối với trẻ tự kỷ lớn, nếu chúng ta không dạy trước, chúng sẽ không nhận biết được giới tính của bản thân. Và trẻ sẽ không biết cách phòng tránh khi gặp các hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục.

Bên cạnh đó, khi cô giáo hay cha mẹ dạy trẻ tự kỷ về các bộ phận trên cơ thể như mắt, tai, miệng, tay, chân,… thì cũng không nên né tránh dạy trẻ về các bộ phận “riêng tư”.

“Hãy nhớ rằng giáo dục giới tính là một kinh nghiệm khó khăn. Nó sẽ còn khó khăn hơn cho một người bị chứng tự kỷ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng thực hành kiên nhẫn với trẻ để điều chỉnh chứng tự kỷ của con được suôn sẻ hơn”, bà Vũ Thị Minh Hương nhắn nhủ.

Cô giáo dạy trẻ tự kỷ: “Học sinh tát, dứt tóc tôi như cơm bữa”

Bước vào Trung tâm Phúc Tuệ (chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ) ở Hà Nội, chúng tôi bắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tự kỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN