Cô giáo dạy trẻ tự kỷ: “Học sinh tát, dứt tóc tôi như cơm bữa”

Sự kiện: Bệnh tự kỷ

Bước vào Trung tâm Phúc Tuệ (chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ) ở Hà Nội, chúng tôi bắt gặp hình ảnh cái tát của đứa trẻ tự kỷ dành cho cô giáo Trần Thanh Hà.

Cô Trần Thanh Hà (52 tuổi, Hà Nội) là giáo viên dạy trẻ tự kỷ của Trung tâm Phúc Tuệ cho biết, việc bị học sinh đánh, đấm, đá, tát đã quá quen thuộc với tất cả giáo viên của trung tâm.

Đến nay, cô Hà đã dạy ở cho trẻ tự kỷ được 15 năm. Cứ hôm nào trở trời (nắng hay mưa) thì bọn trẻ lại có hành vi bạo lực với người khác nhiều hơn. Có khi đang ngồi đối diện thì một học sinh đứng lên tát, giật tóc các cô. Lúc này cô giáo cũng không thể dọa nạt hay mắng mỏ các cháu.

“Mình càng mắng thì các cháu càng lao vào đánh nên các cô giáo phải nhẹ nhàng tâm sự, động viên các con”, cô Hà cho biết.

Cô giáo dạy trẻ tự kỷ: “Học sinh tát, dứt tóc tôi như cơm bữa” - 1

Đến nay, cô Hà (áo tím) đã dạy ở cho trẻ tự kỷ được 15 năm.

Cô Hà kể, trước đây cô từng là giáo viên tiểu học. Được người quen giới thiệu nên Ban giám đốc Trung tâm đã tìm đến tận nơi thuyết phục cô về làm giáo viên dạy trẻ tự kỷ ở trung tâm. Mặc dù đã có kinh nghiệm giảng dạy nhưng với cô Hà, môi trường dạy trẻ tự kỷ lại hoàn toàn khác. Trình độ nhận thức của các cháu không được như trẻ bình thường, thế nên phương pháp dạy hầu như phải tự biên tự diễn, thay đổi liên tục để phù hợp với từng trẻ.

“Mình làm việc được đến hôm nay không chỉ là do tình thương đối với các cháu, mà còn nhận được sự ủng hộ rất nhiều của gia đình phụ huynh. Mình tiếp xúc nhiều với các con nên dần có nhiều tình cảm, không thể xa các con được. Hơn nữa, chồng của mình là thương binh, cũng biết nhiều hoàn cảnh khó khăn của đồng đội có con bị thiểu năng, tự kỷ nên luôn luôn động viên vợ cố gắng trong công việc, yêu thương các con”, cô Hà chia sẻ.

Là một trong những người gắn bó với Trung tâm và giáo dục cho trẻ tự kỷ, cô Nguyễn Thị Tình (39 tuổi, Hà Nội) cho biết, mình từng học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt. Hồi mới ra trường,  khi đến trung tâm xin việc và nhìn thấy cảnh trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển có những hành động bất thường, cô cũng thấy sợ, định chọn môi trường khác để dạy học nhưng trong lòng luôn cảm nhận có mối nhân duyên với trung tâm nên cô quyết định ở lại và gắn bó gần 20 năm qua.

“Thỉnh thoảng mình bị học sinh đánh xước mắt, sứt đầu. Gần đây nhất, mình bị bật móng chân. Nói thật, làm việc ở đây phải có tinh thần thép và tình cảm yêu thương các con vô bờ bến thì mới có thể trụ lại được. Phụ huynh có con  bị tự kỷ họ đã khổ rồi nên họ nương nhờ mình. Vì các con, làm được gì mình sẽ cố gắng hết sức”, cô Tình chia sẻ.

Cô giáo dạy trẻ tự kỷ: “Học sinh tát, dứt tóc tôi như cơm bữa” - 2

Hơn chục năm dạy trẻ tự kỷ, cô Tình cho biết, học sinh của cô thường không mấy em biết nói.

Hơn chục năm dạy trẻ tự kỷ, cô Tình cho biết, học sinh của cô thường ít em biết nói. Các em chậm giao tiếp, luôn sống khép mình và rất khó khăn trong học tập. Có em còn không biết tự xúc cơm ăn hay tự đi vệ sinh. Có em cứ 5 phút lại đi vệ sinh một lần hoặc đi vệ sinh xong thì bôi khắp tường, khắp người. Các cô giáo một ngày phải tắm rửa cho các con đến chục lần.

“Chúng tôi dạy trẻ tự kỷ từ A tới Z, phải bắt đầu dạy các em từ những động tác nhỏ nhất, đơn giản như động tác chỉ tay, liếm môi cũng phải mất hàng tháng. Cô gọi mà trò nghe được cũng là cả một quá trình không đơn giản….Có học sinh chốc chốc lại chửi cô giáo. Cô nói mãi không được thì học sinh quay ra tát”, cô Tình chia sẻ.

Vất vả là vậy nhưng thu nhập của các cô giáo tại đây rất khiêm tốn. Người có mức lương cao nhất là 5 triệu đồng, người mới làm được 3 triệu đồng.

Bà Vũ Thị Minh Hương - Giám đốc Trung tâm - cho biết Trung tâm Phúc Tuệ thu kinh phí dạy học chỉ bằng 1/3 những trung tâm khác. Nếu thu quá cao, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ không thể theo được. Trung tâm luôn mong muốn học sinh kém may mắn phần nào có niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải đào tạo ra tiền tài.

Câu chuyện của bà mẹ có con bị bệnh tự kỷ

“Cuộc sống của những gia đình có con tự kỷ, lúc nào cũng mệt mỏi, ngay cả lúc này đây“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tự kỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN