Các tỉnh xảy ra gian lận thi cử động trời nói gì trước kỳ thi THPT Quốc gia 2019?

Đại diện UBND tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang đã có những chia sẻ trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Ngày 14/5, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các Thứ trưởng: Nguyễn Hữu Độ, Lê Hải An.

Tại các địa phương như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…cho biết, những đơn vị này đã chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.

Tại Hà Giang, sau sự cố năm 2018, ông Trần Đức Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ hoàn thành tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Các tỉnh xảy ra gian lận thi cử động trời nói gì trước kỳ thi THPT Quốc gia 2019? - 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (ngồi giữa) chủ trì Hội nghị trực tuyến.  

“Chúng tôi đã thành lập Ban Chỉ đạo không chỉ cấp tỉnh mà cả cấp huyện. Với 11 huyện, địa bàn phức tạp, chúng tôi đã chuẩn bị phương án, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, không đưa vào Ban Chỉ đạo những thành viên có liên quan đến tiêu cực thi cử năm 2018; lựa chọn kĩ nhân sự tham gia công tác thi; có phương án hỗ trợ thí sinh...

Với bài học của năm 2018, Hà Giang làm thế nào để năm nay tổ chức thi thực sự hiệu quả, để tồn tại của năm trước chắc chắn không xảy ra” – ông Trần Đức Quý nói.

Đây cũng là tinh thần của địa phương để xảy ra tiêu cực trong thi cử như Sơn La, Hòa Bình.

Hòa Bình năm nay có gần 9.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia. Thông tin từ địa phương, các điều kiện chuẩn bị cho kỳ thi đã đầy đủ. Từ 15-20/5, lãnh đạo Sở GD&ĐT sẽ kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất các điểm thi tại Hòa Bình.

Đại diện Sơn La, Hòa Bình khẳng định, tỉnh sẽ hoàn thành tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm năm 2019

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng khẳng định, quyết tâm tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia an toàn, khách quan, nghiêm túc nhưng không căng thẳng. Đề làm được như vậy, mỗi người phải làm đúng, làm tròn trách nhiệm của mình.

Chia sẻ một số vấn đề Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia cấp tỉnh cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) – nói đến việc phân công nhiệm vụ, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo trước, trong và sau Kỳ thi.

Ngoài ra, các trường cần kiểm tra việc hoàn thành chương trình và tổ chức ôn tập cho học sinh; tăng cường công tác truyền thông; làm tốt công tác phối hợp với các trường ĐH, CĐ trong chỉ đạo, tổ chức thi.

Ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh: Sự đồng thuận và tham gia, phối hợp cùng trách nhiệm, giám sát của toàn hệ thống chính trị là nhân tố quan trọng có tính quyết định để đảm bảo cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được tổ chức an toàn, nghiêm túc, khách quan công bằng.

Liên quan đến công tác tuyển sinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng lưu ý các trường, Sở GD&ĐT trong thời gian tới cần giải đáp thắc mắc, hướng dẫn xử lý khó khăn vướng mắc trong quá trình chuẩn bị tổ chức thi, tuyển sinh.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các trường TCSP, CĐSP, ĐH thực hiện “điểm sàn” chỉ tiêu sư phạm, tuyển sinh ngành sư phạm đảm bảo chất lượng; trường đào tạo ngành sức khỏe thực hiện “điểm sàn”; Tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra công tác chuẩn bị thi, tổ chức kỳ thi, chấm thi và tuyển sinh. Chỉ đạo công tác xét tuyển, nhập học đợt 1, tuyển sinh bổ sung theo kế hoạch.

Lưu ý khi chọn nguyện vọng và bài thi THPT quốc gia 2019

Năm 2018, cả nước có gần 80% thí sinh tốt nghiệp năm 2018 có nguyện vọng sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN