Bộ trưởng GD-ĐT "bật mí" đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

“Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2016 có sự phân hóa, từ cơ bản đến khó, đến rất khó”, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi với báo chí về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT.

Bộ trưởng GD-ĐT "bật mí" đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia - 1

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Theo công bố của Bộ GD-ĐT, đề thi quốc gia năm 2016 có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Các câu hỏi mức độ cơ bản trong đề thi chiếm khoảng 60%, đảm bảo các thí sinh làm bài đạt mức điểm đủ để công nhận tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% để phục vụ mục đích tuyển sinh ĐH-CĐ.

Trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại một số địa phương, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2016 có sự phân hóa, từ cơ bản đến khó, đến rất khó. Do đó, việc xét tuyển hoặc xét tốt nghiệp phụ thuộc vào bảng điểm. Ví dụ, quy định bài thi 10 điểm, thí sinh chỉ đạt 5 điểm là đỗ tốt nghiệp. Còn trên 5 điểm tùy theo từng trường đại học quy định điểm xét tuyển.

Cũng theo ông Nhạ, về nguyên tắc, đề thi năm nay có sự phân hóa rất rõ, đảm bảo những học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản là sẽ đỗ tốt nghiệp còn những thí sinh muốn xét tuyển đại học thì khác. Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ hạn chế trường hợp có những thí sinh điểm rất cao nhưng không đỗ đại học.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm nay, số thí sinh có nhu cầu vào ĐH, CĐ giảm hơn so với năm ngoái. Trong khi đó, nhu cầu chỉ tiêu của các trường ĐH vẫn còn cao nên các thí sinh không phải quá lo lắng về việc đỗ hay trượt mà cứ tự tin, bình tĩnh nhưng phải hết sức nghiêm túc trong thi.

“Thí sinh bình tĩnh vì đây là dịp để kiểm tra kiến thức. Những học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đều đỗ tốt nghiệp. Nếu thí sinh cứ nghĩ đến các “chiêu trò” thuờng xác suất rủi ro sẽ trượt hoặc là bị hình phạt”, Bộ trưởng GD-ĐT nhắn gửi.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng lưu ý kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, các địa phương, các trường ĐH được phân công chuẩn bị kỹ thực hiện theo quy chế thi đã ban hành.

Ông cũng lưu ý các cụm thi, điểm thi cần lưu ý tính minh bạch công bằng, vì vậy công tác an ninh trong kỳ thi cần được hết sức quan tâm. Đồng thời, các Hội đồng thi phải chú ý tới trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của giám thị, cần tập huấn kỹ lưỡng cho đội ngũ này.

Về công tác chấm chi, theo Bộ trưởng GD-ĐT, để đảm bảo chấm thi khách quan, công bằng, Bộ đã chỉ đạo barem chấm thi chấm lẻ đến 0,25 điểm. Đồng thời, Bộ GD-ĐT đưa phần mềm chấm thi làm tròn đến hai chữ số, giúp giáo viên chấm thi những môn khoa học xã đều hiểu như nhau về mức điểm, thang điểm.

“Bộ luôn đảm bảo tính chính xác công bằng cho thí sinh, không phân biệt các thí sinh dự thi để xét tuyển ĐH hay thí sinh chỉ xét tốt nghiệp”, ông Nhạ cho hay.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, tất cả các cụm thi trong cả nước, kể cả các cụm thi do các trường ĐH chủ trì hay các cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì đều được tổ chức trong một khuôn khổ. Các cụm thi sẽ thực hiện cùng một quy chế và cùng một quy trình kỹ thuật giống nhau. Các cụm thi đều có sự tham gia của các trường ĐH, các sở GD-ĐT.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN