Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát cắt các cuộc thi 'vô bổ'

Sự kiện: Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang rà soát và sẽ cắt những cuộc thi không nâng cao chất lượng giáo dục, thậm chí còn đang tạo gánh nặng, áp lực cho giáo viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát cắt các cuộc thi 'vô bổ' - 1

Giáo viên mong được giảm áp lực từ những cuộc thi không cần thiết

Theo chia sẻ của các giáo viên, viết sáng kiến kinh nghiệm đang gây khó khăn cho các thầy cô. Cô Nguyễn Tuấn Anh, trường mầm non Bông Sen, thành phố Yên Bái cho biết thời gian vừa qua, các thầy cô đã được giảm tải hồ sơ sổ sách, giáo viên phấn khởi vì có thời gian để nghiên cứu phát triển chuyên môn. 

Tuy nhiên, vấn đề sáng kiến kinh nghiệm gặp khó khăn. Do đó, cô mong xem xét và điều chỉnh nội dung sáng kiến kinh nghiệm khi thi giáo viên dạy giỏi.

Trong khi đó, theo Bộ GD&ĐT, năm vừa qua, Bộ cũng đã cắt tới 7-8 cuộc thi. Không những thế, với cuộc thi giáo viên dạy giỏi, Bộ cũng yêu cầu các địa phương không ép giáo viên thi giáo viên dạy giỏi từ năm 2016. 

Tuy nhiên, về sáng kiến kinh nghiệm, Bộ GD&ĐT cho biết theo quy định của Bộ Nội vụ, muốn là chiến sĩ thi đua phải có sáng kiến kinh nghiệm. Trong ngành giáo dục, thì đây là một trong những bệnh thành tích gây áp lực đối với giáo viên. Sắp tới, khi sửa Nghị định này và Luật giáo dục, nội dung này sẽ phải chỉnh sửa.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, quan điểm của Bộ thi đua là tốt nhưng thi đua phải tạo động lực cho giáo viên, không phải thi đua là gánh nặng và tăng cường hậu kiểm, ghi nhận biểu dương, tôn vinh.

Ông cũng cho biết, cuộc thi giáo viên giỏi ông đã nghe rất nhiều nói rằng hình thức, diễn, không thiết thực. 

“Cá nhân tôi không đồng ý. Tôi đang chỉ đạo rà soát thật kỹ. Đây là một trong những lý do các cuộc thi dẫn đến áp lực cho giáo viên. Nhiều cuộc thi còn tăng thêm áp lực, gánh nặng cho giáo viên” – Bộ trưởng nêu thực tế. Trong khi đó, các cuộc thi này không nâng cao chất lượng trong giáo dục mà có khi còn tạo ra tiêu cực. Cuộc thi diễn là chính phải loại bỏ. Cần phải nhanh giảm, trong năm học này phải rà soát.Bộ cố gắng đưa việc thi đua trở thành thiết thực. 

Vừa qua, trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, quận Tây Hồ, Hà Nội đã có một quyết định táo bạo khi đưa ra chủ trương giờ giảng không diễn. Để thực hiện chủ trương này, Phòng GD&ĐT Tây Hồ yêu cầu giáo viên bắt thăm bài giảng trước 1 ngày dự thi. 

Ban giám khảo sẽ đánh giá rất cao những tiết dạy mà ở đó các em học sinh được hồn nhiên thể hiện cách hiểu, cách biết của mình. Những tiết dạy mà hàng ngày các em vẫn được học, những tiết dạy mà các thày cô giáo hàng ngày vẫn làm như thế. Những tiết dạy không hề được chuẩn bị công phu nhưng chưa đựng tình yêu, niềm tin, trách nhiệm và trí tuệ của người thầy. Những tiết dạy của niềm vui và hạnh phúc.

Cuộc thi học đường: Bao giờ học sinh mới hết áp lực?

Trường học là nơi học tập, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay, vì chạy theo thành tích mà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN