Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn ngữ văn

Sáng 10-7, Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sau những tranh cãi chỉ ra đề thi có nhiều lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.

Sáng 10-7, Bộ GD-ĐT chính thức công bố đáp án môn ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn ngữ văn - 1

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn ngữ văn - 2

Trước đó, đề thi ngữ văn đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theeo nhận định của nhiều giáo viên, đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT có nhiều lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.

Phần Đọc hiểu của đề này có trích dẫn một đoạn từ cuốn "Bí mật của nước" của tác giả Masaru Emoto (NXB Lao Động, 2019, trang 90-93).

Đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Trong đoạn trích này, câu "Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn" bị cho là mắc lỗi thừa từ. Câu này đã bị thừa từ một từ nhiều (từ nhiều ở vị trí cuối câu). Câu trên viết cho đúng sẽ là: "Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện hơn".

Cũng trong đoạn trích này, hai câu "Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi" phải gộp thành một câu thì mới hợp lý . Theo các chuyên gia, câu thứ hai (Một ông lão…. ngắm sông trôi.) chính là phần giải thích cho câu thứ nhất (Khi nước gặp…nhiều chuyện hơn). Do vậy, mỗi câu trên chỉ được coi là một vế của một câu hoàn chỉnh.

Còn nếu tách riêng ra như đề thi thì "Một ông lão băng qua cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi" chưa phải là một câu đúng ngữ pháp vì nó mới chỉ có chủ ngữ (dù nó có tới ba chủ ngữ) mà chưa có vị ngữ.

Câu thông thường chuẩn ngữ pháp tiếng Việt phải là câu có đủ hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Song, thật đáng tiếc là có một số câu trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay lại chưa đủ thành hai phần chính này (thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ).

Câu "Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một bờ biển mới và rộng rãi" trong đoạn trích cũng chưa phải là câu đúng ngữ pháp vì nó thiếu chủ ngữ.

Chưa hết, một số ý kiến còn cho rằng các nghiên cứu của tác giả Masaru Emoto, hay ngay cả cuốn sách này cũng thể hiện vấn đề "ngụy khoa học".

Tác giả cuốn sách "Bí mật của nước" bị cho là "nguỵ khoa học"

Tác giả cuốn sách "Bí mật của nước" bị cho là "nguỵ khoa học"

Một số ý kiến cho rằng để một tác giả và cuốn sách có những vấn đề chưa được khoa học xác minh vào kỳ thi tốt nghiệp THPT là không nên.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nên tách riêng văn học và khoa học. Những luận điểm của cuốn sách là cơ sở để thí sinh viết thành bài văn, quan điểm sống của mình chứ không phải dựa vào đó để kết luận mang tính khoa học.

Trong buổi họp báo sau kì thi tốt nghiệp THPT 2021, trước câu hỏi có nên trích văn bản từ cuốn sách của 1 tác giả được cho là "ngụy khoa học", ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản ký chất lượng thuộc Bộ GD-ĐT cho biết không thể trả lời câu này do Hội đồng ra đề môn ngữ văn không có ở buổi họp báo.

Nguồn: [Link nguồn]

Bài thi tốt nghiệp THPT được chấm như thế nào?

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, các địa phương bắt đầu chấm thi, muộn nhất ngày 24/7 phải hoàn thành để công bố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN