Bận rộn công việc nhưng vẫn muốn trở thành bố mẹ tốt, bạn cần nằm lòng bí quyết sau
Bất cứ bố mẹ nào cũng mong mình hoàn thành tốt trách nhiệm nuôi dạy con cái, nhưng vì công việc không phải lúc nào cũng thảnh thơi mà có nhiều thời gian dành cho con được. Do đó, bố mẹ chỉ cần làm tốt những điều sau, chắc chắn sẽ phần nào cải thiện được tính cách của trẻ.
1.Yêu con
Không cần phải bày tỏ tình yêu với con cái bằng vật chất đắt tiền, trẻ em đơn giản chỉ cần cái ôm của bố mẹ, một vài lời nói khích lệ, một nụ cười để làm tăng sự tự tin và hạnh phúc.
Những hành động đơn giản nhất mỗi ngày mà bố mẹ có thể làm được là nói với trẻ hãy ôm nhiều hơn, hôn trẻ thật trìu mến và dù sau này có chuyện gì đi chăng nữa thì bố mẹ vẫn yêu con vô điều kiện.
2.Khen ngợi
Khen ngợi con cái là một phần trong quá trình trở thành ông bố bà mẹ tốt. Hãy trao cho trẻ quyền tự lập và mạo hiểm. Khi trẻ làm điều gì đó tốt, bạn cần nói cho trẻ hiểu rằng mình rất tự hào.
Bạn nên nhấn mạnh vào thành tích, tài năng và hành vi tốt của trẻ, đồng thời tránh nặng lời về những lỗi lầm trẻ đã gây ra. Hãy khen trẻ bằng cách vỗ tay và cái ôm thật chặt, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc khen ngợi sự chăm chỉ và nỗ lực sẽ khiến trẻ cố gắng và kiên trì hơn rất nhiều.
Tránh các cụm từ như "Làm tốt lắm!", thay vào đó nên nói những câu diễn tả bạn đang đánh giá cao nỗ lực của trẻ như: “Con thật tuyệt vời khi đã giúp mẹ chơi với em”, “Cám ơn con đã dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong”.
3.Tránh so đo với người khác, đặc biệt là anh chị em
Mỗi đứa trẻ là cá nhân và duy nhất, chúng có những sở thích và ước mơ riêng. Việc so sánh sẽ làm trẻ cảm thấy mặc cảm và nghĩ rằng mình thật tệ hại, không thể làm tốt được việc gì cả. Ngoài ra, bố mẹ không nên thiên vị con cái, khi chúng cãi nhau thì nên công bằng và trung lập.
4.Lắng nghe con nói
Bạn nên tích cực lắng nghe trẻ nói, trong khi nói chuyện bạn phải gật đầu hay đưa ra những câu như “Mẹ hiểu rồi”, “Con tiếp tục nói đi”, “Ừ”, sau đó tiếp thu ý kiến nếu trẻ có vấn đề gì đó bức xúc với bố mẹ và tìm ra hướng giải quyết trong hòa bình.
Bạn thậm chí có thể dành thời gian để nói chuyện với trẻ mỗi ngày, có thể là trước khi đi ngủ, vào bữa sáng hoặc sau giờ học. Hãy coi thời gian này là thiêng liêng và tránh sử dụng điện thoại.
Nếu con bạn nói rằng nó phải nói với bạn điều gì đó, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự lắng nghe một cách nghiêm túc. Đừng đánh giá thấp trí thông minh của trẻ, hãy dành thời gian để lắng nghe trẻ chia sẻ những điều mà chúng cảm thấy đúng hoặc sai.
5. Dành thời gian cho trẻ thật nhiều
Khi bạn dành thời gian với con cái, hãy tắt điện thoại và tập trung sự chú ý vào trẻ. Nếu có đông con, nên cố gắng phân chia thời gian cho từng đứa trẻ.
Vào những ngày cuối tuần, hãy dành thời gian trọn vẹn bên con cái, có thể dẫn chúng đi công viên, bảo tàng, thư viện, cà phê…tùy vào sở thích của trẻ. Ngoài ra bố mẹ cũng cần tham gia vào việc làm bài tập và bày trẻ học, điều này cực kỳ có ích.
6.Những cột mốc quan trọng của trẻ cần có bố mẹ bên cạnh
Bạn có thể có một lịch trình làm việc bận rộn nhưng vào những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống của con cái như sinh nhật, lễ tốt nghiệp thì nhất định phải có mặt.
Hãy nhớ rằng trẻ em phát triển rất nhanh và chúng sẽ sớm tự lập trước khi bạn biết điều đó. Sếp của bạn có thể hoặc không thể nhớ rằng bạn đã bỏ lỡ cuộc họp đó, nhưng con bạn chắc chắn sẽ nhớ rằng bạn đã không tham dự buổi lễ mà chúng tham gia. Mặc dù bạn không thực sự phải bỏ mọi thứ vì con cái, nhưng ít nhất bạn nên luôn luôn cố gắng có mặt trong các cột mốc.
Nếu bạn quá bận rộn để có mặt cho ngày đầu tiên đến trường của trẻ hoặc một cột mốc quan trọng khác, bạn có thể hối tiếc cho đến hết đời, nếu bạn không muốn con mình nhớ đến lễ tốt nghiệp trung học mà mẹ hoặc bố không thể xuất hiện.
Bố mẹ cần trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ và cách kết hợp những kỹ năng này trong cuộc sống hằng ngày...