Bài giải Đề thi cao khảo Trung Quốc do công cụ trí tuệ nhân tạo làm đạt bao điểm?

Sự kiện: Giáo dục

Kỳ thi cao khảo (gaokao) ở Trung Quốc, tương tự với thi đại học, đã vừa kết thúc. Một số câu hỏi từ kỳ thi được coi là khó nhất thế giới này đã được đưa cho các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) làm thử. Kết quả đã được đăng lên mạng xã hội và được xem hơn 100 triệu lượt. Vậy các công cụ này có thể hiện tốt hơn các thí sinh (là người thật) hay không?

Năm nay, số thí sinh tham dự kỳ thi cao khảo ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục là 12,91 triệu người, theo Bộ Giáo Dục Trung Quốc.

Ngay sau khi kỳ thi kết thúc, những công cụ AI như ChatGPT của OpenAI và Ernie Bot của Baidu đã cùng trổ tài làm các bài luận trong bài thi Ngữ văn, do netizen “giao nhiệm vụ”.

Những bài luận do AI viết đã được đăng lên nhiều nền tảng mạng xã hội xứ Trung và hashtag “AI viết bài luận gaokao” trở thành chủ đề trending trên Weibo với hơn 120 triệu lượt xem.

Thí sinh cố ôn bài trong những phút trước khi thi gaokao vào sáng 7/6. Ảnh: Global Times.

Thí sinh cố ôn bài trong những phút trước khi thi gaokao vào sáng 7/6. Ảnh: Global Times.

Mặc dù rất nhiều người ngạc nhiên trước khả năng viết một bài luận 800 chữ (tiếng Trung) khá ổn của các công cụ AI - mà chỉ trong vài giây, nhưng đa số cũng nhận xét rằng những bài đó lập luận thì cũng được nhưng tường thuật, phân tích thì chỉ thường thường.

Ví dụ, ChatGPT được yêu cầu viết bài luận về mối quan hệ giữa công nghệ và thời gian. Công cụ này đưa ra quan điểm rằng sự tiến bộ của công nghệ khiến cuộc sống tiện lợi hơn nhưng cũng khiến nhiều người trở thành nô lệ của thời gian. Với cùng chủ đề, Ernie Bot viết là công nghệ hiện đại giúp con người kiểm soát thời gian ở mức độ chưa từng có tiền lệ, nhưng nhiều người bị mắc kẹt bởi nhịp sống nhanh.

ChatGPT đã thử làm bài luận trong đề thi gaokao. Ảnh: Agencies/ Chinadaily.

ChatGPT đã thử làm bài luận trong đề thi gaokao. Ảnh: Agencies/ Chinadaily.

Giảng viên Yu Dan ở ĐH Sư phạm Bắc Kinh nhận xét, các bài luận do 2 công cụ trên viết đều sát với đáp án, nhưng thiếu cảm xúc và sáng tạo, nên “máy móc không bao giờ có thể thay thế nét tính cách riêng và sự tinh tế của con người”. Còn trang Beijing News (Tin tức Bắc Kinh) thì cho rằng công cụ AI có thể viết bài luận trôi chảy nhưng chỉ đưa ra những quan điểm phổ biến, chung chung, chứ hiện vẫn còn thiếu tư duy phản biện và khả năng viết cuốn hút như các sinh viên giỏi. Tóm lại, AI viết những bài luận tạm được, nhưng không được điểm xuất sắc.

Zheng Chunxia, thành viên Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, từng là người chấm điểm các bài luận trong kỳ thi cao khảo, nói bà cho các bài luận của AI 40 điểm (điểm cao nhất là 60), do thiếu sự độc đáo và chân thành, không để lại ấn tượng với người đọc.

Thí sinh sau khi hoàn thành ngày thi đầu tiên của kỳ thi cao khảo 2023 hôm 7/6. Ảnh: STR/ AFP via Getty.

Thí sinh sau khi hoàn thành ngày thi đầu tiên của kỳ thi cao khảo 2023 hôm 7/6. Ảnh: STR/ AFP via Getty.

Nhìn chung, AI viết được, nhưng con người - với những trải nghiệm sống thật - vẫn viết tốt hơn, bởi chính những trải nghiệm đó mới tạo nên những câu chuyện, những ý tưởng thú vị kia mà.

Nguồn: [Link nguồn]

Lý giải nguyên nhân Cao khảo được ví là kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Theo thống kê của trang CNN, năm 2023 có 12,9 triệu thí sinh sẽ tham gia vào kỳ thi tuyển vào đại học tại Trung Quốc đây được cho là một con số cao kỷ lục so với những năm trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thục Hân ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN