5 cụm từ bố mẹ thường xuyên nói những mong tốt cho con những thực tế lại gây căng thẳng, khiến chúng muốn tránh né và nói dối

Sự kiện: Dạy con

Cách nói chuyện của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và tính cách của những đứa trẻ. Hãy dừng nói với con những câu này nếu muốn chúng có thể thành công và hạnh phúc hơn trong tương lai.

Từ ngữ có rất nhiều sức mạnh. Những điều chúng ta nghe được từ cha mẹ khi còn là những đứa trẻ có thể tồn tại mãi mãi. Bởi vậy, lời yêu thương và trí tuệ sẽ giúp chúng ta trở thành những người tốt hơn, trong khi những lời nói cùng với sự tức giận và hoài nghi sẽ chỉ khiến chúng ta nghi ngờ bản thân hơn. Điều này cho thấy ngay cả một câu nói phổ biến có vẻ an toàn cũng có thể vô tình chạm vào lòng tự trọng của một đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an.

Luôn có những lựa chọn tốt nhất trong cuộc sống để cha mẹ có thể thay đổi trong cách nói chuyện với con cái. Điều này sẽ giúp cha mẹ nhận ra được sự thay đổi rõ rệt và tích cực từ chính những đứa trẻ trong gia đình mình.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dù sẽ cần thêm nhiều nỗ lực khác nhưng trước hết bố mẹ cần ngừng nói với con ngay lập tức những cụm từ dưới đây:

1. "Nếu giờ con không chăm chỉ, sau này con sẽ phải hối tiếc"

Khơi dậy nỗi sợ hãi là một trong những cách kém hiệu quả nhất để khơi dậy động lực nội tại ở trẻ. Trên thực tế, điều đó có thể gây bất lợi cho con trẻ, khiến mỗi khi chúng được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc nên làm gì đó tốt hơn, chúng sẽ trở nên căng thẳng hơn và đôi khi là tránh né.

Một lý do khác khiến những cụm từ như thế này không có tác dụng là bởi ngữ cảnh của nó nằm ngoài khả năng hiểu của trẻ. Cố gắng để một học sinh lớp bảy thích môn bơi lội vì nó sẽ là một điểm cộng trong hồ sơ đăng ký đại học, chẳng khác nào đang nói với trẻ rằng "Bây giờ con đang học trung học, và chúng ta cần nói về kế hoạch nghỉ hưu của con", những thứ quá xa vời như vậy sẽ rất khó để trẻ hấp thu.

Trẻ em không có khả năng suy nghĩ lâu dài hay sâu xa như người lớn. Đó là thứ phân biệt những đứa trẻ và người lớn.

Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy khuyến khích chúng: "Con vẫn chưa thành thạo (trong việc làm gì đó) nhưng con có thể tiến bộ hơn. Hãy nhìn xem con đã đi được bao xa rồi!"

2. "Đừng khóc nữa"

Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Thật khó khăn khi bộc lộ cảm xúc. Mình sẽ chỉ ngừng bị mắng cho đến khi không khóc". Vì vậy, những đứa trẻ có thể lớn lên trong thế giới riêng của chúng. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng hoặc nước mắt.

Thay vào đó, bố mẹ nên nói với con cái: "Hãy cho bố mẹ biết điều gì đang làm phiền con", "Tại sao con khóc?"... Nếu trẻ bị ngã hoặc bị bầm tím, hãy thử nói: "Con khóc vì đau hay vì sợ hãi?". Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp em bé xác định được cảm xúc của chúng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

3. Bố/mẹ phạt con, vì con phải hiểu việc làm này không thể chấp nhận được

Việc áp đặt hình phạt có thể giúp phụ huynh có cảm giác kiểm soát được con cái nhưng nghiên cứu cho thấy, điều đó không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với con mà còn là một công cụ không hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ.

Mặc dù sự trừng phạt của bạn có thể ngăn chặn việc con làm ở thời điểm đó, nhưng nó không truyền cảm hứng cho những hành vi tích cực của trẻ. Thay vào đó, càng đe dọa, cha mẹ càng khiến trẻ dễ nói dối.

4. "Ai đã dạy con điều này?"

Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Bố mẹ không biết con đã nghĩ ra điều này". Một đứa trẻ như vậy sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.

Thay vào đó, bố mẹ nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?" Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đứa trẻ đã tự làm điều đó hay nhờ sự khuyến khích của ai đó. Hãy cho chúng cơ hội để giải thích hành động của mình.

5. Ngừng gắt gỏng "Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?" khi con cố nán giờ học để xem TV

Hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ: "Con có thời gian xem TV riêng nên giờ tập trung vào làm bài tập nhé!"

Khi bạn quát "mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?", điều này sẽ không cho trẻ biết bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao chúng nên dừng lại hoặc bắt đầu làm điều gì đó mà bạn muốn chúng làm.

Thay vào đó, câu nói của bạn có thể khiến con cảm thấy như chúng không có quyền gì cả, và nó sẽ sợ chính cha mẹ mình. Bạn nên đưa ra những hướng dẫn đơn giản dễ hiểu và giải thích ngắn gọn những lý do đằng sau lời nói của mình có lẽ sẽ hiệu quả hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Có 1 kỹ năng mà chuyên gia đến từ đại học Stanford khuyên cha mẹ thông thái nên dạy con từ sớm nhưng rất nhiều người không để ý

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN