"Cô bé đô con Thanh Hóa" tiết lộ sai lầm "chết người" khi giảm bụng mỡ
Hot gymer Thanh Hóa chia sẻ lý do giảm cân nhưng eo không săn chắc.
Hot gymer Thanh Hóa - Emily Nguyễn chia sẻ lý do bạn nữ bi béo bụng.
Các chị em đi tập gym giảm cân thường gặp phải tình trạng: Giảm cân nhưng không giảm mỡ bụng, tập bụng nhiều nhưng eo vẫn bèo nhèo, kém săn chắc. Theo gymer kiêm huấn luyện viên cá nhân - Emily Nguyễn (quê Thanh Hóa), việc này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1. Tập luyện sai phương pháp: Bạn dành thời gian 2-3 tiếng/ ngày để tập luyện, tuy nhiên vòng eo vẫn thừa mỡ là do tập chưa đúng cách, chưa đúng tư thế. Để đạt hiệu quả giảm béo bụng tốt nhất, bạn nên chọn các bài tập đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, tập luyện với cường độ đúng và đủ, tránh mang lại hiệu quả ngược.
Nghe có vẻ lạ nhưng Emily Nguyễn khẳng định: "Tập bụng không chắc làm giảm mỡ bụng." Tức là việc tập cục bộ riêng cho phần bụng sẽ khó mang lại hiệu quả như mong muốn. Tập bụng chỉ giúp xây dựng phần cơ bụng khỏe hơn chứ không có tác dụng đốt mỡ nhanh. Có những bạn tập cơ bụng mỗi ngày làm cho các bó cơ không kịp hồi phục và thay đổi nên cũng không có kết quả tốt.
Nữ gymer Thanh Hóa nhấn mạnh: "Về cơ bản, mỡ không thể giảm được ở một bộ phận cơ thể hay một khu vực nhất định. Đó là lý do vì sao không có bài tập gym giảm mỡ bụng nào cụ thể nào. Muốn giảm mỡ bụng, bạn cần phải giảm mỡ toàn thân. Vì vậy, phương pháp tập gym giảm mỡ bụng ở đây chính là tập tạ toàn thân, tập các bài cardio, tập HIIT cường độ cao." Thường thì các bài tập cả cơ thể sẽ tăng tốc độ trao đổi chất đồng thời đốt cháy calo và chất béo.
Nhiều chị em mắc sai lầm trong việc tập luyện giảm mỡ bụng.
2. Người tập bị stress: Khi hormone chống căng thẳng cortisol đi khắp cơ thể, chất béo sẽ tập trung tại bụng của bạn. Chỉ số cortisol cao dẫn đến việc đốt mỡ gặp khó khăn hơn.
3. Ăn uống không khoa học: Thông thường việc ăn đúng cách quyết định 70% hiệu quả của việc tập luyện giảm cân. Vì thế, bạn cần áp dụng chế độ ăn phù hợp với chương trình, cường độ tập luyện của chính mình.
Cách tính chế độ ăn phù hợp sẽ dựa trên các yếu tố macro, tức là bao gồm carb (đường), protein (đạm) và fat (chất béo). Lượng dinh dưỡng của các chất trên được đo lường bằng chỉ số calo. Cụ thể như dưới đây:
1g protein (đạm) = 4 calo
1g carb (đường) = 4 calo
1g fat (chất béo) = 9 calo
Bảng mô tả chế độ ăn uống theo macro để tăng cơ giảm mỡ.
4. Ảnh hưởng của tuổi tác: Theo năm tháng, tuổi tác tăng dần. Tỷ lệ trao đổi chất và lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường ở cả nam giới và phụ nữ đều giảm. Nếu phụ nữ tăng cân sau thời kỳ mãn kinh thì mỡ sẽ tập trung nhiều hơn ở vùng bụng. Trong thời kỳ mãn kinh, việc sản xuất ra các hormone estrogen và progesterone chậm lại. Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ bị tích mỡ ở phần eo.
5. Mang dáng người quả táo: Thân hình quả táo mô tả những cơ thể có xu hướng phình ở giữa, nhỏ dần về phía hông và đùi. Điều này dễ khiến bạn gặp khó khăn trong việc giảm béo bụng nhưng tất nhiên không phải là không thể. Cố gắng luyện tập đúng cách, bạn sẽ thay đổi tích cực.
6. Ngủ không đủ giấc, ngủ muộn: Việc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm cũng cản trở nỗ lực giảm mỡ bụng.
Nguồn: [Link nguồn]
3 cô nhân viên ngân hàng tiết lộ bí quyết làm đẹp da, giữ dáng.