"Thiên Long Bát Bộ 2021" gợi nhớ loạt phim chuyển thể "phá nát" tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Sau khi "Thiên Long Bát Bộ 2021" lên sóng, nhiều khán giả thất vọng bởi chất lượng của các bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung bị kém đi.

Suốt sự nghiệp văn chương dài 17 năm, Kim Dung chỉ viết có 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Thế nhưng có đến vài chục bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm của ông. Khi đó, mỗi bản dựng lại đều nhanh chóng trở thành hiện tượng và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng thành công, có những phiên bản cải biên "quá đà khiến" khán giả có phản ứng dữ dội.

Thiên Long bát bộ (2013)

Nếu như phiên bản Thiên long bát bộ 2003 quá thành công với sự tham gia của  các diễn viên như Lâm Chí Dĩnh, Lưu Diệc Phi thì phiên bản phim 2013 lại bị khán giả chê thảm hại. Bởi thay vì khai thác cốt truyện về những màn võ thuật đẹp mắt, bộ phim lại biến tấu thành ngôn tình ướt át, kĩ xảo kém.

Diễn xuất của Chung Hán Lương vẫn không đủ tạo sức hút cho bộ phim.

Diễn xuất của Chung Hán Lương vẫn không đủ tạo sức hút cho bộ phim.

Dù sở hữu dàn diễn viên có tiếng như: Chung Hán Lương, Trương Mông nhưng bộ phim lại bị điểm trừ lớn khi tạo hình nhân  vật bị làm quá, màu mè. Điểm sáng duy nhất chỉ có thể kể đến chính là diễn xuất của Chung Hán Lương, thế nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp khán giả đủ kiên nhẫn để xem hết tác phẩm này.

Tân Thần điêu đại hiệp (2014)

Phiên bản này thu hút nhiều sự chú ý của khán giả vì được "nhào nặn" bởi biên kịch Vu Chính - người nổi tiếng với những cải biên "khó tin". Tuy nhiên, thay vì giữ đúng nguyên tác, nam biên kịch lại biến tấu và phát triển tình tay ba giữa Lý Mạc Sầu - Lục Triển Nguyên - Hà Nguyên Quân.

Bộ phim bị khán giả chỉ trích vì nội dung và tính cách của nhân vật khác xa so với phiên bản gốc.

Bộ phim bị khán giả chỉ trích vì nội dung và tính cách của nhân vật khác xa so với phiên bản gốc.

Từ nội dung tới tính cách nhân vật của Thần điêu đại hiệp 2014 đều có sự thay đổi không nhỏ so với tiểu thuyết gốc và các phiên bản cũ. Tiểu Long Nữ vui tươi hơn, gần gũi hơn với đồ đệ, hay làm nũng và đôi khi có chút đanh đá. Dương Quá cũng phong lưu, phóng khoáng hơn. Phim có nhiều cảnh Dương Quá - Tiểu Long Nữ chuyện trò yêu đương.

Chính điều này đã bị không ít khán giả đánh giá tác phẩm không đột phá mà lại phá hủy những tinh túy của nguyên tác. Đặc biệt, Tiểu Long Nữ do Trần Nghiên Hy thủ vai bị chê không đủ xinh đẹp, thiếu khí chất, tạo hình xấu, thậm chí bị gán biệt danh "cô cô đùi gà", "Tiểu Long Nữ xấu nhất lịch sử".

Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ (2013)

Phim Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ (2013) do Vu Chính biên kịch và đồng sản xuất tạo nên làn sóng bàn luận sôi nổi ở Trung Quốc. Theo Sina, phần đông khán giả không thích bản phim này vì cốt truyện sai lệch nhiều so với nguyên tác của nhà văn Kim Dung.

Tiếu ngạo giang hồ 2013 cải biên "loạn xạ" mối quan hệ giữa các nhân vật. 

Tiếu ngạo giang hồ 2013 cải biên "loạn xạ" mối quan hệ giữa các nhân vật. 

Bộ phim tập trung khai thác chuyện tình yêu nam nữ, đặc biệt là những éo le trong mối quan hệ giữa Lệnh Hồ Xung và Đông Phương Bất Bại. Đông Phương Bất Bại hóa thành nữ giới, cướp người yêu của Nhậm Doanh Doanh. Trong khi đó, nhân vật nữ chính Nhậm Doanh Doanh bị khắc họa mờ nhạt. Nhiều khán giả gọi bản Tiếu ngạo giang hồ này là "phim kiếm hiệp kiểu Quỳnh Dao" hay "phim võ hiệp Hồng lâu mộng".

Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ (2018)

5 năm sau “siêu phẩm” Tiếu Ngạo Giang Hồ của Vu Chính, khán giả tiếp tục bất ngờ với phiên bản Tiếu Ngạo Giang Hồ 2018 của đạo diễn Kim Sâm và biên kịch Mạnh Hoan. Đây là bản chuyển thể thứ 12 của tác phẩm kinh điển này, và cũng là bản “tệ nhất lịch sử phim truyền hình Trung Quốc” khi mức độ thảm hại ngày càng tăng. 

Dàn diễn viên non trẻ, thiếu chiều sâu trải nghiệm của Tân Tiếu ngạo giang hồ bị nhận xét không phù hợp với hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung.

Dàn diễn viên non trẻ, thiếu chiều sâu trải nghiệm của Tân Tiếu ngạo giang hồ bị nhận xét không phù hợp với hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung.

Theo đó, tình tiết phim kém lôi cuốn, quá xa đà vào việc phá án mà không phát huy những thế võ trên màn ảnh khiến bộ phim kém sức hút. Điểm trừ lớn nhất chính là việc đạo diễn chọn dàn diễn viên không phù hợp vừa yếu diễn xuất lẫn ngoại hình không thu hút khiến bộ phim trở thành "bom xịt". Đặc biệt, nam chính Đinh Quán Sâm (sinh năm 1993) có khuôn mặt non choẹt, diễn đơ, không hề phù hợp với nhân vật trong tiểu thuyết. Các diễn viên trẻ khác cũng bị chê diễn tệ không kém vì chưa có nhiều kinh nghiệm.

Tân Lộc đỉnh ký (2020)

 "Tân Lộc đỉnh ký" phiên bản 2020 bị đánh giá là tác phẩm chuyển thể tệ nhất của Hoa ngữ. Thay vì kế thừa được tinh hoa của những tác phẩm "Lộc đỉnh ký" được phát sóng thành công trước đây thì "Tân Lộc đỉnh ký" lại bị đánh giá là "thảm họa". Bởi diễn xuất của diễn viên nhạt nhòa, cách dàn dựng và nội dung phim mâu thuẫn, không đột phá.

Tình tiết trong Lộc đỉnh ký 2020 bị cắt xén và cải biên quá đà.

Tình tiết trong Lộc đỉnh ký 2020 bị cắt xén và cải biên quá đà.

Nam chính Trương Nhất Sơn bị nhận xét diễn xuất khoa trương, lố với nhiều động tác tay chân thừa thãi. Nhiều khán giả cho rằng Trương Nhất Sơn diễn vai Vi Tiểu Bảo mà chẳng khác gì Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký".

Với cách thể hiện của Trương Nhất Sơn, Vi Tiểu Bảo là người kiêu căng, lưu manh, trong khi ở nguyên tác của nhà văn Kim Dung, anh ta gian nhưng không ác, giảo hoạt nhưng nghĩa khí, tham tài nhưng không tiếc của, có ơn tất báo.  Khán giả cho rằng phim đã quá đà khi xây dựng nhân vật quá khác so với nguyên tác và cũng quá tệ so với những phiên bản trước từng thể hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Thiên Long Bát Bộ 2021: “Quan Vũ” làm đạo diễn, cảnh tỷ thí võ thuật bị chê tơi tả

Mặc dù được đầu tư với kinh phí lớn nhưng "Thiên long bát bộ" phiên bản năm 2021 vẫn không làm hài lòng khán giả. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])
Mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN