Thành Long phá giải trận pháp Thiếu Lâm 1.500 năm uy trấn giang hồ

Sự kiện: Video phim võ thuật

Đây là bảo pháp trấn sơn Thiếu Lâm của 18 đại cao thủ khiến các hào kiệt toàn cõi Trung nguyên khiếp sợ.

Thập bát La Hán trận được biết đến như pháp bảo trấn sơn của 18 cao thủ ẩn mình có sức mạnh vô biên. Trên thực tế, trận pháp này kỳ ảo đến đâu? Cho đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác quá trình hình thành cũng như các chiêu thức và quy luật bố trí trận pháp.

Trận pháp Thập bát La Hán trong truyền thuyết

Theo truyền thuyết, để đề phòng đệ tử chưa luyện thành công phu mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra. Đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu.

Thập bát La Hán trận là bộ pháp võ công nổi tiếng của Thiếu Lâm.

Thập bát La Hán trận là bộ pháp võ công nổi tiếng của Thiếu Lâm.

Khác với nhiều tự viện khác, ở Thiếu Lâm có đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Đệ tử xuất gia phải cạo đầu, suốt đời phải giữ nghiêm giới luật, còn đệ tử tục gia là những người không cần cắt tóc nhưng trong thời gian ở Thiếu Lâm cũng phải tuân theo quy định như các tăng sinh.

Đệ tử tục gia xuất hiện vào cuối đời Đường, bắt nguồn từ câu chuyện 13 võ tăng cứu Đường Thái Tông, lập được công lớn. Để báo đáp ân tình, Lý Thế Dân ban thưởng hậu hĩnh và xuống chỉ cho Thiếu Lâm tự chiêu nạp tăng binh, rèn quân luyện tướng cho cả nước. Vì vậy, người học võ trong thiên hạ lũ lượt đổ về Thiếu Lâm, hình thành hai nhóm đệ tử này.

18 người đồng là những đệ tử xuất sắc của Thiếu Lâm.

18 người đồng là những đệ tử xuất sắc của Thiếu Lâm.

Cũng có thuyết khẳng định, Thập bát La Hán trận chính là một trong những trận pháp lừng danh của Thiếu Lâm. Đệ tử Thiếu Lâm có thể rèn luyện với những trận đồ, qua được ải này coi như công phu đạt hàng tuyệt kĩ. Nếu như đánh thắng được 18 người đồng, chắc chắn người đó sẽ được giang hồ coi là bậc đại anh hùng hảo hán. Dù theo thuyết nào, trận pháp nãy cũng chính là bức tường đồng bảo vệ sơn môn, khiến cho uy danh của ngôi chùa Thiếu Lâm còn giữ được đến tận bây giờ.

Trong một số bộ phim về Thiếu Lâm, những người đồng này được xây dựng như là những bức tượng đồng thực sự. Những “người máy” vô tri sẵn sàng tấn công bất cứ ai lọt vào thế trận và chỉ dừng lại khi trận được phá giải. Các nhân vật chính trong phim đều vượt qua được "đồng nhân trận" nên chưa biết kết cục của kẻ thất bại giữa những “cỗ máy Kungfu” này.

Thành Long phá giải Thập bát La Hán trên màn ảnh

Bộ phim "Thiếu Lâm mộc nhân hạng” năm 1976, mô tả cảnh nhân vật chính giao đấu trong con hẻm với 18 vị La Hán là các mộc nhân (người gỗ) bên trong có đặt những máy móc tinh xảo. Trong phim, Thành Long vào vai một chàng trai bị câm có tên A Long. Khi còn nhỏ, anh đã chứng kiến cái chết của cha mình bởi một cao thủ võ lâm tiêu pha những chiêu thức bí ẩn. Để trả thù cho cha, A Long gia nhập dàn đệ tử của chùa Thiếu Lâm. Anh phải nỗ lực luyện tập để theo kịp các đệ tử khác và hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn mà người hướng dẫn giao phó.

Tạo hình Thành Long trong "Thiếu Lâm mộc nhân hạng".

Tạo hình Thành Long trong "Thiếu Lâm mộc nhân hạng".

Các đệ tử Thiếu Lâm trước khi xuống núi phải trải qua một buổi đánh giá nghiêm ngặt. A Long cũng không ngoại lệ, anh phải vượt qua con hẻm với trận pháp của 18 bức tượng nửa đồng nửa gỗ. Dù người có võ công cao siêu đến đâu, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào sự bao vây của "18 vị La Hán", khó thể thoát thân.

Video: Cảnh A Long (Thành Long) vượt qua sự bao vây của "18 vị La Hán" trong "Thiếu Lâm mộc nhân hạng".

Tuy nhiên, A Long đã tìm ra phương thức phá giải thế trận bằng cách vừa hứng chịu đòn tấn công của người gỗ vừa một bước tiến lên. Trong thời gian quy định, anh đã thành công vượt qua con hẻm. Nhiều người cho rằng, 18 người gỗ trong con hẻm này không khác gì so với Thập bát La Hán trận.

La Hán trận là nơi mà mỗi cá nhân đồng thời với phát huy sức mạnh cá nhân còn hỗ trợ cho nhau, tạo thành trận pháp uy lực nhất của võ phái, đem cái “nhất” của từng cá nhân để tập thành cái “nhất” của môn phái, không phải là không có khả năng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chấn thương hành hạ Cổ Thiên Lạc có đau đớn bằng Thành Long và những ”bậc thầy” võ thuật?

Cổ Thiên Lạc, Thành Long và Chân Tử Đan đã từng trải qua giai đoạn khổ sở, hy sinh vì vai diễn để có thành công như ngày hôm nay

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Video phim võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN