Sự thật vua mắc bệnh hiếm muộn, Bao Chửng vẫn đem "Hoàng Thái tử" ra chém, cứu cả cơ nghiệp nhà Tống

Sự kiện: Phim Trung Quốc

Bao Chửng vốn nổi tiếng xử án như thần, không vụ án nào không phá nổi. Nhân Tông cũng bởi tin tưởng vị quan ấy, nên đã đem tương lai nhà Tống đặt vào tay ông.

Bao Chửng (990 – 1062), người Hợp Phì, Lư Châu, làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông. Sinh thời, ông đã cống hiến tất cả tâm sức của mình cho công cuộc trừ gian diệt ác, được trăm họ khen ngợi, người đời còn ca tụng là Bao Thanh Thiên.

Sự thật vua mắc bệnh hiếm muộn, Bao Chửng vẫn đem "Hoàng Thái tử" ra chém, cứu cả cơ nghiệp nhà Tống - 1

Bao Chửng là vị quan có thật trong lịch sử Trung Quốc.

Trong số những vụ án từng được Bao đại nhân tìm ra chân tướng, có một kỳ án không thể không nhắc tới. Đối với Tống triều lúc bấy giờ, đây được coi là vụ án kinh thiên động địa, thậm chí còn có liên quan trực tiếp tới sự tồn vong của giang sơn xã tắc.

Nguyên nhân sâu xa của vụ án kinh thiên, động địa

Tống Nhân Tông (1010 - 1063), tên húy Triệu Trinh, là vị hoàng đế thứ tư của nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1022 đến năm 1063, tổng hơn 41 năm. Ông là người con trai độc nhất còn sống đến tuổi trưởng thành của Tống Chân Tông, hoàng đế thứ ba của nhà Tống.

Sự thật vua mắc bệnh hiếm muộn, Bao Chửng vẫn đem "Hoàng Thái tử" ra chém, cứu cả cơ nghiệp nhà Tống - 2

Vua Nhân Tông không có con nối dõi được coi là vấn đề quốc gia đại sự. (Ảnh minh họa).

Nhân Tông mắc bệnh hiếm muộn cũng như Chân Tông ngày xưa. Trong cung, các phi tần hạ sinh được ba hoàng tử là Phưởng, Hân, Hi nhưng đều chết non; chỉ có bốn vị công chúa còn sống đến tuổi trưởng thành.

Hoàng đế không có con nối dõi được coi là vấn đề quốc gia đại sự, liên quan đến nền tảng lập quốc. Văn võ trong triều nhiều lần lên tiếng, nhưng Nhân Tông dù nỗ lực tới đâu, hậu cung vô số mỹ nhân của ông vẫn chẳng có người nào hoài thai hoàng tử.

Cứ như vậy, bản thân Nhân Tông và bá quan văn võ hết năm này qua năm khác trông chờ sự xuất hiện của một Hoàng Thái tử. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa của kỳ án kinh thiên động địa thời bấy giờ.

Hoàng Thái tử đột nhiên xuất hiện

Sự thật vua mắc bệnh hiếm muộn, Bao Chửng vẫn đem "Hoàng Thái tử" ra chém, cứu cả cơ nghiệp nhà Tống - 3

Vụ án liên quan tới Hoàng Thái tử lưu lạc này đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà làm phim xây dựng nên giai thoại "Ly miêu hoán thái tử".

Trong những năm Tống Nhân Tông cai trị, khắp phố lớn, hẻm nhỏ ở Khai Phong đều rất mực phồn vinh, đông đúc. Họa phẩm nổi tiếng "Thanh minh thượng hà đồ" cũng từng miêu tả cảnh tượng tấp nập ở nơi này.

Vào một ngày thuộc năm Hoằng Hữu thứ hai (năm 1050), cả kinh thành bỗng trở nên vô cùng náo nhiệt, ở đâu cũng bàn tán chuyện hoàng tử lưu lạc trong nhân gian giờ đi tìm gặp hoàng đế. Theo đó có một thanh niên tên là Lãnh Thanh, tự xưng là hoàng tử, cùng đi với một đạo sĩ ở Lư Sơn tên Cao Kế An, pháp hiệu Toàn Hỏa Đạo đến khắp lục bộ đòi vào cung gặp vua để nhận tông thân. Lãnh Thanh nói rằng mẹ là Vương thị, vốn là cung nữ trong cung, từng được Vua Nhân Tông lâm hạnh và ban cho “Long phụng tú” tức tấm lụa che bụng lúc ân ái. Lãnh Thanh tướng mạo khôi ngô tuấn tú, cử chỉ khoáng đạt, ăn nói dõng dạc, đến đâu cũng xưng thái tử, lúc nào cũng có đám đông hiếu kỳ vây quanh, thậm chí nhiều quan viên thấy phong thái của Lãnh Thanh cũng sinh lòng nể sợ, cho là “long chủng”?

Lúc ấy, Phủ doãn phủ Khai Phong là Tiền Minh Dật nghe chuyện này bèn cho quân ra bắt về phủ xét hỏi. Nhưng khi vào công đường, Lãnh Thanh phẫn nộ quát lớn: "Ngươi dám thẩm vấn Hoàng Thái tử đương triều, quả thật to gan!".

Vị quan kia nhất thời bị lời nói này làm cho kinh hãi, không biết nên làm sao. Nhưng sau đó, ông nhớ ra chuyện hoàng đế không có con trai, vì thế lấy lại bình tĩnh mà thẩm vấn: "Ngươi có gì để chứng minh mình là Hoàng Thái tử?"

Lãnh Thanh kể lại cho quan viên việc mẹ mình từng là cung nữ hầu hạ bên người hoàng đế, sau khi được nhà vua sủng hạnh đã may mắn mang bầu.

Nhưng không lâu sau hoàng cung xảy ra hỏa hoạn, người phụ nữ ấy phải xuất cung, sau đó về quê nhà sinh hạ ra con trai là mình. Đến ngày Lãnh Thanh trưởng thành, mẹ mới nói ra chân tướng để con trai và phụ hoàng nhận nhau.

Quan viên nghe xong lại hỏi: "Vậy ngươi có chứng cớ gì?"

Lúc này, Lãnh Thanh để cho Toàn Đại Lộ lấy ra “Long phụng tú” tức tấm lụa che bụng lúc ân ái, từng được Vua Nhân Tông ban cho mẹ mình sau khi sủng hạnh.

Vị quan kia nhìn thấy vật này, cảm thấy bán tin bán nghi mà nói rằng: "Chỉ dựa vào một chứng cứ này vẫn chưa đủ để chứng minh ngươi là Hoàng Thái tử".

Sau khi thẩm vấn thêm, Tiền Minh Dật khiếp uy, bất giác cũng đứng lên thi lễ. Sau đó ông liền phái người tấu lên Tống Nhân Tông.

Lúc biết chuyện, Tống Nhân Tông ngạc nhiên tới mức ngã khỏi long ỷ. Hoàng Thái tử vốn là thứ ông ước ao bấy lâu, nay lại có một người con trai tự động tìm đến cửa.

Bấy giờ, đại thần bên cạnh vội vàng đỡ nhà vua, đồng thời cũng can gián Hoàng đế điều tra cặn kẽ, bởi chuyện này có liên quan tới giang sơn xã tắc Đại Tống.

Nhân Tông thấy có lý, liền hạ lệnh yêu cầu quan viên phủ Khai Phong tiếp tục điều tra. Nhưng trải qua nhiều lần thẩm vấn, sự việc vẫn chưa có kết quả.

Sau cùng, vị quan kia chỉ đành  phái người thưa với hoàng đế rằng mình không đủ sức thụ lý vụ việc ấy.

Lúc đó, sau khi suy xét, Tống Nhân Tông truyền chỉ chuyển vụ án này cho quan chưởng quản Tri gián viện là Bao Chửng cùng Hàn Lâm học sĩ Triệu Khái nhanh chóng điều tra.

Bao Chửng phá án thành công, cứu vớt cả cơ nghiệp Đại Tống

Sự thật vua mắc bệnh hiếm muộn, Bao Chửng vẫn đem "Hoàng Thái tử" ra chém, cứu cả cơ nghiệp nhà Tống - 4

Chỉ khi Bao Công thụ lý vụ án này, chân tướng sự việc mới được làm rõ. (Ảnh minh họa).

Sau khi tiếp nhận thụ lý vụ việc trên, Bao Chửng lập tức cho thân tín giả làm hiệp khách tiếp cận Lãnh Thanh rồi mời đến tửu quán tỏ lòng ngưỡng mộ, dần dần phục rượu cho say để dò hỏi thân thế. Bao Chửng về đến quê nhà Lãnh Thanh, thăm hỏi những người hàng xóm để xác định nhân thân rồi dựng lại chân dung sự việc này.

Đúng như Lãnh Thanh nói, mẹ y là Vương thị vốn là cung nữ, nhập cung năm Thiên Thánh nguyên niên, 3 năm sau thì xuất cung, sau đó kết hôn với một người bán thuốc tên là Lãnh Tự, sinh đứa con gái đầu là Lãnh Diễm, sinh con trai tiếp theo là Lãnh Thanh. Bao Chửng thẩm vấn Vương thị mới biết Lãnh Thanh từ nhỏ không chịu học hành, ăn chơi lêu lổng, lớn lên không nghề nghiệp, chẳng biết đi phiêu du nơi đâu. Hỏi về tấm “long phụng tú” vua ban, Vương thị tìm không thấy, mới biết là Lãnh Thanh đã cầm đi. Nhưng Bao Chửng nghi hoặc, Lãnh Thanh là đứa chẳng có học hành, sao có thể nghĩ đến chuyện mạo xưng thái tử là tội khi quân, chắc chắn phía sau có kẻ giật dây. Bèn bí mật điều tra đạo sĩ Toàn Hỏa Đạo – kẻ luôn đi cùng Lãnh Thanh…

Sau khi đã lập thế phá án, Bao Chửng cho bắt hai thầy trò Lãnh Thanh tách riêng ra để thẩm vấn. Khi gặp Bao Chửng, Lãnh Thanh vẫn dõng dạc xưng mình là hoàng tử. Bao Chửng hỏi: “Mẹ ngươi đúng là từng ở trong cung, nhưng ngươi rõ ràng là có một chị gái, sao chị ngươi không xưng là công chúa mà ngươi lại dám nhận là hoàng tử?”. Lãnh Thanh cứng họng.

Bao Chửng tiếp tục truy vấn, Lãnh Thanh khiếp uy đành cúi đầu nhận tội là đã nghe theo lời của Cao Kế An. Thì ra khi Lãnh Thanh lang thang đến Lư Sơn, Cao Kế An thấy y dáng vẻ sang cả, lại có trong tay tấm lụa “Long phụng tú” mà vua lại đang khao khát có con nối dõi, bèn nghĩ ngay đến trò đại bịp: giả làm hoàng tử. Nếu sự việc trót lọt, Lãnh Thanh được Vua Nhân Tông nhận trở thành thái tử rồi kế vị hoàng đế thì Cao Kế An chắc chắn sẽ là nhất phẩm đại thần trong triều. Từ đó Cao Kế An huấn luyện cho Lãnh Thanh cách đi đứng, ăn nói thật giống bậc vương giả, ngày ngày đều tập diễn luyện đóng vai hoàng tử cho thuần thục. Lại dặn dò Lãnh Thanh nếu vạn nhất chuyện không thành thì cứ giả dạng điên cuồng là xong. Không ngờ gặp phải Bao Chửng quá cao tay đã sớm lật tẩy màn kịch.

Chân tướng vụ án đã rõ, Bao Chửng tấu lên Vua Nhân Tông, Lãnh Thanh và Cao Kế An bị tội chém, còn tri phủ Khai Phong là Tiền Minh Dật bị giáng làm tri phủ Sái Châu.

Đối với kết quả xử án này, Tống Nhân Tông rất mực hài lòng. Một vụ kỳ án kinh thiên liên quan tới giang sơn Đại Tống đã được làm rõ chân tướng nhờ sự cố gắng của Bao Chửng.

Sau này, Tống Nhân Tông nhận một thành viên trong Hoàng tộc làm con nuôi, cũng phong cho người ấy làm Hoàng Thái tử, đó chính là Tống Anh Tông sau này.

Mặc dù không phải con trai ruột của Hoàng đế, nhưng Anh Tông chưa bao giờ phụ lòng cha nuôi của mình. Dù thời gian trị vì ngắn ngủi, vị Hoàng đế ấy đã lập được nhiều thành tựu đáng kể cho vương triều và được người đời sau hết lòng ca ngợi.

Mỗi khi nhắc tới câu chuyện truyền ngôi của Tống Nhân Tông, hậu thế không chỉ nhớ tới một Anh Tông tài giỏi, mà còn chưa bao giờ quên công lao của Bao Chửng, người đã phá vụ án Hoàng Thái tử giả mạo, cứu vớt tương lai Tống triều.

Video: Bao Công làm thuyết khách đẩy lui 10 vạn quân Liêu.

Kim Siêu Quần vào vai Bao Thanh Thiên: ”Ép” lên cân 100kg và tránh ”gần gũi” vợ

Nam diễn viên Kim Siêu Quần đã có nhiều hy sinh thầm lặng khi vào vai Bao Thanh Thiên

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN