Phim đầu tư 20 tỷ “Đào, phở và piano” thế nào giữa lúc “Mai” của Trấn Thành thu hơn 300 tỷ?

Bộ phim khiến khán giả tiếc nuối vì số suất chiếu ít ỏi.

Giữa lúc phim Việt cạnh tranh chiếu dịp Tết Nguyên đán chỉ còn lại 2 gương mặt Mai Gặp lại chị bầu, khán giả trong nước đặt dấu hỏi về một bộ phim được đầu tư 20 tỷ nhưng lại không được công chiếu rộng rãi?

Mới đây nhất trong ngày mồng 8 Tết, phim Mai của Trấn Thành đã vượt doanh thu hơn 300 tỷ. Nói như chuyên gia Nguyễn Phong Việt, “miếng bánh” phim Tết quá lớn nhưng Trấn Thành “ăn hết 80-90%”.

Trong khi đó phim Gặp lại chị bầu trụ lại rạp Việt nhưng doanh thu hiện tại chỉ đạt hơn 56 tỷ. Hai bộ phim Sáng đèn Trà đã quyết định dời lịch chiếu sau khi công chiếu vào những ngày đầu của Tết Nguyên đán.

Chiếu cùng thời điểm với phim của Trấn Thành nhưng "Đào, phở và piano" hạn chế suất chiếu và địa điểm.

Chiếu cùng thời điểm với phim của Trấn Thành nhưng "Đào, phở và piano" hạn chế suất chiếu và địa điểm.

Cùng thời điểm Tết Nguyên đán còn có 2 bộ phim điện ảnh khác của Việt Nam là Đào, phở và piano và Hồng Hà nữ sĩ nhưng chỉ được chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Trên mạng xã hội, nhiều khán giả đặt dấu hỏi về việc muốn xem phim này nhưng không biết địa điểm chiếu tại đâu, nhất là những địa phương ngoài Hà Nội.

Mặc dù chỉ được chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia nhưng các suất chiếu của Đào, phở và piano luôn chật cứng chỗ ngồi. Đây là bộ phim được lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội.

Phim mang đến cho người xem những xúc động khi kể một câu chuyện về Hà Nội trong khói lửa, bi tráng mà không kém phần lãng mạn. Phim đoạt Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức tại Đà Lạt năm ngoái.

Phim được làm theo đơn đặt hàng nhà nước, lấy chủ đề về chiến tranh

Phim được làm theo đơn đặt hàng nhà nước, lấy chủ đề về chiến tranh

Tác phẩm do đạo diễn Phi Tiến Sơn chỉ đạo bấm máy, hội tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Trần Lực, Trung Hiếu, Doãn Quốc Đam, Cao Thùy Linh, Tuấn Hưng, Anh Tuấn, Nguyệt Hằng…

Trong phim, Doãn Quốc Đam đảm nhận vai cảm tử quân dũng cảm băng qua lửa đạn nhưng cũng rất lãng mạn với quyết tâm mang cành đào Nhật Tân về chiến lũy cùng đồng đội đón Tết. Anh có một đám cưới với tiểu thư Hà thành.

Cô gái ấy quay về phố giữa một Hà Nội đổ nát để tìm lại cây đàn piano. Chất lãng mạn còn quyện trong hình ảnh bát phở gánh của vợ chồng ông hàng phở, khi ăn phải có hành hoa, dấm tỏi ớt, “nóng quá ăn mất ngọt, nguội quá mất thơm".

Đạo diễn Phi Tiến Sơn trong một hậu trường cảnh quay với dàn diễn viên.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn trong một hậu trường cảnh quay với dàn diễn viên.

Biên kịch Trịnh Thanh Nhã chia sẻ cảm xúc sau khi xem phim: “Đạo diễn cũng đồng thời là tác giả kịch bản này. Một kịch bản rất tinh tế với tay nghề thượng thừa của đạo diễn khiến bộ phim mang lại cảm xúc thật dung dị mà sâu lắng. Những chi tiết, tình huống... cho phép các nhân vật đều thể hiện được cái chất Hà Nội không thể trộn lẫn. Bối cảnh dựng thì đặc biệt chân thực, gây cảm xúc mạnh mẽ.

Lấy cái hiện tại là một đôi trai gái tưởng đã bị chia lìa bởi chiến tranh hóa ra lại tìm thấy nhau và gắn kết vĩnh viễn. "Ngay cả cái chết cũng không chia lìa được chúng ta". Có thể coi đây là Slogan của bộ phim. Cái cách câu chuyện tình ấy kết thúc khiến ta ứa nước mắt khi cô gái mặc áo dài trắng ôm bom ba càng như bay tới đâm thẳng quả bom vào xe tăng địch, hoàn thành nốt cái nhiệm vụ mà người tình của cô chưa làm được do bị thương mù mắt. Cái kết ấy khiến ta phải lặng người bởi bất ngờ và vẻ đẹp của nó.

Trên nền bối cảnh ngổn ngang chiến lũy, ồn ã súng đạn khói lửa... một chuyện tình tuyệt đẹp như bay lên với thứ ánh sáng dịu dàng không gì phá vỡ, không gì làm khuất lấp nổi. Sự đối nghịch giữa tình yêu với chiến tranh khiến câu chuyện không bi lụy dù hầu hết các nhân vật chính và phụ đều chết.

Phải nói rằng Phi Tiến Sơn đã chọn một cách kể truyện phi tuyến tính, nhưng câu chuyện vẫn mạch lạc, với mọi nhân vật đều đi đến cùng số phận của họ. Đan xen cái hiện tại với một quá khứ tính bằng giờ là không dễ dàng. Nhưng tác giả kịch bản đã làm được khiến cảm xúc của người xem không bị đứt rời. Và những góc máy đầy mỹ cảm là điều mà nhiều bộ phim Việt gần đây không làm được”.

Bối cảnh hạn chế nhưng phim mang lại xúc động và lãng mạn cho người xem

Bối cảnh hạn chế nhưng phim mang lại xúc động và lãng mạn cho người xem

Một bộ phim về đề tài chiến tranh nhưng không hề khô khan, đã tạo nên sự hứng khởi với những khán giả tại Hà Nội. Từ những suất chiếu ít ỏi, phim đã tăng suất chiếu lên gấp 3 lần. Lượng đặt vé tăng đột biến nhờ hiệu ứng tích cực trên mạng xã hội.

Theo số liệu từ Box Office Việt Nam, dù chỉ có 11 suất chiếu trong ngày nhưng tỷ lệ lấp đầy của tác phẩm này lại đạt con số cao vượt trội so với Mai của Trấn Thành. Phim Mai có 5.006 suất chiếu trong ngày, với số vé bán ra được 186.973 vé, trung bình 1 suất chiếu có hơn 37 vé. Trong khi đó, Đào, phở và piano trung bình 1 suất chiếu có hơn 132 vé. Nhiều khán giả “thèm” được xem những bộ phim đậm chất điện ảnh nhưng lại bị hạn chế về địa điểm chiếu.

"Đào, phở và piano" chỉ có 11 suất chiếu nhưng bán ra được 1.455 vé, đạt tỷ lệ cao khi lấp đầy rạp

"Đào, phở và piano" chỉ có 11 suất chiếu nhưng bán ra được 1.455 vé, đạt tỷ lệ cao khi lấp đầy rạp

“Mong muốn của rất nhiều thanh niên trẻ là phim được công chiếu rộng rãi. Để nhiều người biết đến 1 tác phẩm đậm chất lịch sử như vậy”, bạn Thành Thiên viết. “Đoạn cuối của phim vô cùng xúc động, vẫn muốn xem lại”, bạn Hà Nguyễn chia sẻ. “Hình ảnh chỉn chu đẹp quá mà không chiếu rộng rãi”, nhiều khán giả bày tỏ tiếc nuối.

Mặc dù nhận được những đánh giá tích cực song Đào, phở và piano vẫn không tránh được hạn chế về bối cảnh khi khắc họa lại hình ảnh thời chiến.

Nguồn: [Link nguồn]

"Cái kết làm cho nhân vật Mai không đầy đủ về mặt trưởng thành, nhận thức trong suốt hành trình bộ phim", chuyên gia Nguyễn Phong Việt nhận định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Kiên ([Tên nguồn])
Nghe Nghĩ Ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN