Không thể ngờ cháu nội Đoàn Dự lại là võ lâm cao thủ thế này?

Võ công của cháu nội Đoàn Dự được đánh giá lá ngang hàng với Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái và đặc biệt nổi tiếng với tuyệt kỹ Nhất dương chỉ.

Trong tác phẩm "Anh hùng xạ điệu", Đoàn Trí Hưng là một nhân vật khá quan trọng. Ông cũng tiếp tục xuất hiện trong bộ "Thần điêu đại hiệp". Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, ông có pháp hiệu là Nhất Đăng đại sư.

Võ lâm cao thủ với tuyệt kỹ Nhất dương chỉ

Khác với Hoàng Dược Sư (Đông Tà), Âu Dương Phong (Tây Độc), Hồng Thất Công (Bắc Cái), Đoàn Trí Hưng được Kim Dung miêu tả khá kỹ về thân thế. Theo đó, ông là cháu nội của Đoàn Dự - một trong 3 nhân vật chính trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của Kim Dung.

Tạo hình của Nhất Đăng của nam diễn viên Lê Hán Cầm trong "Anh hùng xạ điêu".

Tạo hình của Nhất Đăng của nam diễn viên Lê Hán Cầm trong "Anh hùng xạ điêu".

Tuy nhiên, Đoàn Trí Hưng chỉ học được Nhất dương chỉ - tuyệt kỹ được cho là phiên bản cấp thấp của Lục mạch thần kiếm. Chỉ với Nhất dương chỉ, ông đã đánh bại nhiều cao thủ võ lâm, được xếp vào hàng “ngũ tuyệt” trong kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất.

Sau này, Vương Trùng Dương dẫn sư đệ Chu Bá Thông tới thăm ông, bàn bạc tìm cách đối phó với Âu Dương Phong. Trong thời gian đó, Lão ngoan đồng tư thông với Anh Cô, một phi tần rất được sủng ái của Đoàn Trí Hưng, sinh ra một đứa con. Vì việc này Đoàn Trí Hưng rất bất bình và ghen tuông. Tuy nhiên, khi ấy võ công của ông tăng lên rất mạnh, không muốn ảnh hưởng đến việc luyện tập, ông bỏ qua cho họ. 

Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, Đoàn Trí Hưng có pháp hiệu là Nhất Đăng đại sư.

Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, Đoàn Trí Hưng có pháp hiệu là Nhất Đăng đại sư.

Sau một thời ngắn, Cừu Thiên Nhận lại tìm đến đánh đứa bé một chưởng rất nặng nhằm khiến Đoàn Trí Hưng hao tổn nội lực để cứu nó nhưng vì ghen tuông, ông đã không cứu đứa bé. Vì tức giận, Anh Cô đâm chết đứa bé rồi bỏ đi. Đoàn Trí Hưng đau đớn, hối hận. Sau đó, ông thoái vị đi tu lấy hiệu là Nhất Đăng đại sư.

Ở tác phẩm "Thần điêu đại hiệp", Đoàn Trí Hưng lại xuất hiện và cứu giúp Tiểu Long Nữ đang lâm trọng bệnh rồi cùng sư đệ của mình đến Tuyệt tình cốc để tìm thuốc giải độc Hoa tình. Dù đã đi tu nhưng võ công của Nam Đế chưa hề thụt lùi mà ngày càng uyên thâm.

Video: Cảnh Nhất Đăng đại sư (Vương Vệ Quốc) đánh bại Kim Luân Pháp Vương bằng tuyệt kỹ Nhất dương chỉ.

Cuối tác phẩm, ông, Chu Bá Thông và Anh Cô hoá giải những oán hận trước đây, tham gia vào cuộc chiến bảo vệ thành Tương Dương. Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, Nhất Đăng Đại Sư tiếp tục được bầu vào Thiên hạ ngũ tuyệt, hiệu là Nam Tăng.

Về sau, Nhất Đăng đại sư đã dùng Nhất dương chỉ để cố gắng cứu sống Hoàng Dung thì đã bị thương nặng, nhưng nhờ có khẩu quyết trong Cửu âm chân kinh mà không bị tổn hao công lực. Ở tác phẩm "Thần điêu đại hiệp" phiên bản năm 2006, ông đã đánh bại Kim Luân Pháp Vương bằng tuyệt kỹ Nhất Dương Chỉ. Cuối cùng tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ hai, Nhất Đăng đại sư có mặt nhưng không tham gia tỷ thí. Ông còn khiến Cừu Thiên Nhận giác ngộ, tự nguyện quy y, lấy hiệu là Từ Ân.

Nhân vật có thật trong lịch sử

Theo lịch sử, nhân vật Đoàn Trí Hưng không xuất gia.

Theo lịch sử, nhân vật Đoàn Trí Hưng không xuất gia.

Những tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung thường cài cắm yếu tố lịch sử để thêm phần ly kỳ và Đoàn Trí Hưng cũng không phải nhân vật ngoại lệ. Theo ghi chép lịch sử, Đoàn Trí Hưng là hoàng đế đời thứ 18 của vương triều Đại Lý.

Đoàn Trí Hưng lên ngôi năm 1171, trị vì 29 năm trước khi truyền ngôi cho con trai là Đoàn Trí Liêm. Trong thời gian trị vì, ông đã có năm lần đổi niên hiệu: Lợi Trinh (1172-1175), Thịnh Đức (1176-1180), Gia Hội (1181-1184), Nguyên Hanh (1185-1197), An Định (1198-1200).  Đoàn Trí Hưng mất năm 1200, được đặt thụy hiệu (tên sau khi chết của vua chúa) là Tuyên Tông.

Đoàn Trí Hưng ngoài đời cũng không biết võ công khác với miêu tả trong tiểu thuyết của Kim Dung.

Đoàn Trí Hưng ngoài đời cũng không biết võ công khác với miêu tả trong tiểu thuyết của Kim Dung.

Tuy nhiên, khác với tiểu thuyết Kim Dung miêu tả, nhân vật Đoàn Trí Hưng ngoài đời không hề xuất gia và cũng không biết võ công. Ông chỉ là người sùng bái Phật giáo và tu tại gia. Theo Sohu, Đoàn Trí Hưng là vị vua có thời gian cai trị lâu nhất của vương triều Đại Lý. Không có ghi chép lịch sử nào cho thấy hoàng tộc họ Đoàn ở Đại Lý sở hữu võ công hay từng xông pha giang hồ.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiếm hiệp Kim Dung: Vương Trùng Dương đánh bại quần hùng nhờ món võ này

Ở Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu Thiên hạ ngũ tuyệt với hiệu là Trung Thần Thông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Setn) ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN