Hai ngôi mộ kỳ lạ nhất kiếm hiệp Kim Dung ẩn chứa nhiều bất ngờ

Tuy gọi là mộ phần nhưng thực ra hai nơi này lại chứa đựng những thứ cao siêu nhất của các anh hùng võ lâm.

Trong tác phẩm "Thần điêu đại hiệp" của nhà văn Kim Dung, hai ngôi mộ bí ẩn được đề cập đến là Hoạt tử nhân mộ và mộ kiếm của Độc Cô Cầu Bại. Bên trong hai nơi này ẩn chứa chiêu thức và triết lý võ công thượng thừa.

Hoạt tử nhân mộ

Hoạt tử nhân mộ được mô tả là mật thất nằm ẩn dưới chân núi Chung Nam và là cơ sở của phái Cổ Mộ. Vốn dĩ, ban đầu nơi này do giáo chủ Toàn Chân giáo Vương Trùng Dương xây lên làm cơ sở chống quân Kim. Hoạt tử nhân mộ được chuyển quyền sở hữu sang Lâm Triều Anh sau khi vị nữ hiệp này thắng cuộc trong một lần thi đấu Vương Trùng Dương.

Hình ảnh Hoạt tử nhân mộ trên phim.

Hình ảnh Hoạt tử nhân mộ trên phim.

Hoạt tử nhân mộ tuy gọi là mộ phần nhưng thực ra là một cái nhà kho rất lớn ở dưới lòng đất. Trước khi nổi dậy chống quân Kim, Vương Trùng Dương đã điều động mấy ngàn nhân lực xây dựng nhiều năm mới xong, cất giấu ở đây khí giới, lương thực, bên ngoài có hình dạng một ngôi mộ, để che tai mắt của quân Kim.

Vì sợ quân địch tấn công vào nên bên trong, ông bố trí vô số cơ quan xảo diệu. Sau khi nghĩa binh thất bại, Vương Trùng Dương lui về đây ẩn cư. Rất nhiều bằng hữu giang hồ đến khuyên bảo nhưng vị giáo chủ Toàn Chân Giáo vẫn kiên quyết không bước nửa bước ra khỏi mộ.

Lâm Triều Anh đã sáng tạo bộ Ngọc nữ tâm kinh tại Hoạt tử nhân mộ.

Lâm Triều Anh đã sáng tạo bộ Ngọc nữ tâm kinh tại Hoạt tử nhân mộ.

Sau đó, Vương Trùng Dương có tình cảm với nữ hiệp Lâm Triều Anh nhưng không kết hôn. Điều này khiến bà giận dỗi, chiếm lấy Hoạt tử nhân mộ của ông ở trên núi Chung Nam, từ đó hai người không nhìn mặt nhau. Khi sống trong ngôi mộ này, Lâm Triều Anh đã nghiên cứu một số võ công mà Vương Trùng Dương khắc lên các bức tường. Từ đó, bà nghiền ngẫm, sáng tạo ra cách khắc chế những võ công đó. Vì thế mà bộ Ngọc nữ tâm kinh của Lâm Triều Anh ra đời.

Sau khi vị nữ hiệp họ Lâm qua đời, Vương Trùng Dương từng đến và phát hiện Ngọc nữ tâm kinh bên trong Hoạt tử nhân mộ. Theo đó, ông nhận thấy mỗi chiêu đều là khắc tinh của võ công phái Toàn Chân nên đã dành nhiều năm nghiên cứu để hóa giải Ngọc nữ tâm kinh. Cuối cùng, ông sáng tạo Cửu âm chân kinh đối trọng với bộ võ công của Lâm Triều Anh.

Mộ kiếm của Độc Cô Cầu Bại

Độc Cô Cầu Bại được đề cập chi tiết trong hai tác phầm "Thần điêu đại hiệp" và "Tiếu ngạo giang hồ" và được kể ngắn gọn trong "Lộc đỉnh ký". Vị cao thủ võ lâm này chưa từng xuất hiện trong các tình tiết của tiểu thuyết mà chỉ để lại những triết lý đặc sắc về kiếm thuật.

Độc Cô Cầu Bại được biết đến là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học Độc Cô Cửu Kiếm.

Độc Cô Cầu Bại được biết đến là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học Độc Cô Cửu Kiếm.

Trong tác phẩm “Thần diêu đại hiệp”, nhân vật chính Dương Quá có cơ hội gặp được Thần điêu – con vật được cho là người bạn cuối đời của lão nhân Độc Cô. Sau khi gặp gỡ, Thần điêu dẫn Dương Quá đến mộ của Độc Cô. Dựa trên những manh mối tại nơi này, Dương Quá biết được rằng Độc Cô Cầu Bại là một người sở hữu kiếm thuật vô song, một thời tung hoành thiên hạ. Sau khi biết võ lâm không ai địch nổi kiếm thuật của mình, lão nhân Độc Cô đã chọn ẩn danh giang hồ, lui về sống quãng đời cô quạnh còn lại với chim điêu. Trước khi qua đời, ông cũng đã lập mộ chôn 5 thanh kiếm của mình và đặt lời chú giải triết lí cho mỗi thanh kiếm.

Video: Cảnh Dương Quá được Điêu huynh giúp đỡ lấy Trọng Kiếm trong mộ của Độc Cô Cầu Bại

Theo đó, 2 thanh kiếm đầu tiên của Độc Cô Cầu Bại mà Dương Quá tìm được đều có thiết kế lưỡi sắc bén, hình dạng được đúc khá hoa mỹ, tượng trưng cho một thời trai trẻ ngông cuồng của vị cao thủ đấu chiến với cả đồng đạo võ lâm.

Thanh kiếm thứ 3 là Huyền Thiết Trọng Kiếm được mô tả giống như một thanh sắt lớn chứa đựng sức nặng ngàn cân, lưỡi không sắc mà ngược lại còn cùn. Dương Quá biết khi Độc Cô Cầu Bại còn sống, trước khi sáng tạo nên bộ kiếm pháp Độc Cô cửu kiếm, ông đã tự rèn luyện bằng thanh kiếm kỳ quặc này. Khi tới kiếm mộ thứ 4 của Độc Cô, thứ Dương Quá tìm được không phải là một thanh kiếm mà chỉ là một cành cây liễu trúc đã rũ mục từ lâu. Bên cạnh kiếm mộ được khắc kèm văn phổ: “Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí, thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm, từ đây vô kiếm có thể thắng hữu kiếm.”

Lệnh Hồ Xung nhờ Độc Cô Cửu Kiếm mà bước lên hàng đại cao thủ võ lâm.

Lệnh Hồ Xung nhờ Độc Cô Cửu Kiếm mà bước lên hàng đại cao thủ võ lâm.

Ở tác phẩm "Tiếu ngạo giang hồ", Độc Cô Cầu Bại chỉ xuất hiện qua lời kể của Phong Thanh Dương khi truyền thụ Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung. Theo lời kể của vị cao nhân này, Độc Cô Cầu Bại là một người thông minh tuyệt đỉnh khi sáng tạo ra Độc cô cửu kiếm. Nhờ kiếm pháp này, lão nhân Độc Cô cũng không có địch thủ.

Thời gian đầu, ông luôn mong chờ một người có thể đánh bại mình nhưng sau đó mong muốn của Độc Cô Cầu Bại giản dị hơn. Đó là tìm ra người có thể khiến ông quay kiếm về phòng thủ. Về già, ông chỉ ước có người đỡ được 10 chiêu kiếm nhưng đến cuối đời vẫn không ai có thể giúp ông hoàn thành tâm nguyện.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ phim Việt 'Huyền sử vua Đinh' rút khỏi rạp với doanh thu 42 triệu đồng

Sau 10 ngày công chiếu, “Huyền sử vua Đinh” của đạo diễn Anthony Võ rời khỏi rạp với doanh thu 42 triệu đồng, trở thành một trong những bộ phim có doanh thu thấp nhất trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN