Đả cẩu bổng pháp: Từ nỗi sợ bị chó cắn đến võ công trấn bang chi bảo

Không ai ngờ rằng, tuyệt học Đả cẩu bổng pháp lại được ra đời chỉ vì nỗi hận của một người ăn mày.

Là một trong ngũ đại môn phái của võ lâm trung nguyên, Cái Bang được biết đến là môn phái lớn nhất thiên hạ với số lượng đệ tử cực lớn và có mặt ở khắp mọi nơi. Đệ tử Cái bang là những người ăn mày nhưng không phải người ăn mày nào cũng là đệ tử Cái bang. Bên cạnh việc nổi danh với số lượng đệ tử đông đảo, hai môn võ công trấn phái là Đả Cẩu Bổng Pháp và Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng khiến đồng đạo võ lâm phải kiêng dè nể phục. Thế nhưng, môn công phu thượng thừa Đả Cẩu Bổng Pháp lại được sáng tạo ra từ nỗi lo bị chó cắn khiến nhiều người không khỏi “ngã ngửa” khi biết sự thật.

Đả Cẩu Bổng Pháp là môn võ công trấn phải của Cái Bang.

Đả Cẩu Bổng Pháp là môn võ công trấn phải của Cái Bang.

Theo luật lệ, bang chủ đời trước khi thoái vị sẽ truyền lại Đả Cẩu Bổng và dạy Đả Cẩu Bổng Pháp cho người kế nhiệm. Cái tên Đả Cẩu Bổng được gọi theo nghĩa đơn giản là gậy đánh chó. Theo dân gian của Trung Quốc truyền miệng, môn võ công này ra đời vào thời Bắc Tống. Lúc đó, có một tên địa chủ giàu có nhưng nổi tiếng keo kiệt có tên Vương Toáng, một ngày nọ có người hành khất tới xin ăn. Tên nhà giàu không có ý muốn bố thí mà chỉ muốn đuổi đi nhưng vì trong nhà đang có khách quý nên phải tỏ ra là một người tốt bụng. Hắn nói với gia nhân dẫn người ăn mày vào trong, lấy cơm thừa ra bố thí rồi đóng cửa thả chó ra đuổi.

Người ăn xin tội nghiệp không nhận được chút thức ăn nào, ngược lại còn phải chống đỡ với cả đàn chó hung tợn nhà tên địa chủ. Ôm hận đi ra, người này đã dày công tìm tòi và tự mình sáng lập ra những đòn thế chống lại loài chó bằng chính cây gậy của mình. Ông đặt tên cho nó là Đả Cẩu Bổng Pháp và truyền lại cho những người hành khất cùng cảnh ngộ với mình.

Võ công Đả Cẩu Bổng Pháp được truyền cho Dương Quá - Người không phải trưởng môn của Cái Bang.

Mục đích ban đầu của Đả Cẩu Bổng Pháp chỉ dùng để trị những con chó dữ cắn bậy, nhưng người ăn mày tội nghiệp đó lại sáng tạo ra một môn côn pháp thượng thừa. Đả Cẩu Bổng Pháp có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu. Đả Cẩu Bổng Pháp được thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được áp dụng theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. "Đả Cẩu" ý không phải là đánh chó mà là đánh kẻ có mùi chó.

Chiêu thức Đả Cẩu Bổng Pháp có thể chia ra như sau:

1.Khiêu Tự Quyết : Bổng Khiêu Lạt Khuyển, Phản Khiêu Cẩu Thân, Đảo Loạn Cẩu Oa, Khiêu Bát Cẩu Trảo.

2.Phong Tự Quyết: Áp Biển Cẩu Bối, Ác Cẩu Lan Lộ, Khuyển Nha Giao Thác, Mẫu Cẩu Hộ Sô.

3.Chuyển Tự Quyết: Ác Khuyển Hồi Giảo, Khoái Kích Cẩu Đồn, Tang Gia Chi Khuyển, Tảo Cẩu Xuân Môn, Thích Vị Thoai Khuyển.

4.Bạn Tự Quyết: Ngao Khẩu Đoạt Trượng, Bạt Cẩu Triều Thiên, Hoành Đả Song Ngao, Tam Khuyển Thương Thực 

5.Dẫn Tự Quyết: Dẫn Cẩu Nhập Trại, Bổng Hồi Lược Địa, Tà Đả Cẩu Bối, Giao Thủ Bài Vĩ, Quần Cẩu Tranh Thực.

6.Tróc Tự Quyết: Phản Tróc Cẩu Đồn, Cẩu Cấp Khiêu Tường, Độc Khuyển Phệ Nhật, Cẩu Nhãn Khán Nhân.

7.Triền Tự Quyết: Đẩu Khuyển Thập Lộng, Bổng Đả Song Khuyển, Tử Lạp Cẩu Vĩ, Cẩu Giảo Cẩu Cốt, Tử Cẩu Khất Lân.

8.Phách Tự Quyết: Bổng Đả Cẩu Thủ, Cùng Hạng Cản Cẩu, Phong Cẩu Giảo Hầu, Lạc Thủy Đả Cẩu, Thiên Hạ Vô Cẩu.

Đến đời Hồng Thất Công, môn tuyệt học này mới thực sự uy trấn giang hồ.

Đến đời Hồng Thất Công, môn tuyệt học này mới thực sự uy trấn giang hồ.

Sau khi Cái bang được thành lập, môn võ công chí bảo này nhất định chỉ truyền cho bang chủ mà thôi, trong mấy trăm năm qua không một bang chủ nào của Cái Bang không biết môn này trừ Trang Tụ Hiền - Kẻ mạo danh để giấu tên thật Du Khản Chi.

Đây là một loại côn pháp chí cao. Từ lâu côn pháp này đã nổi danh nhưng đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang thì mới thật sự uy trấn giang hồ và đến đời Hoàng Dung thì được biết đến rộng rãi. Bộ bổng pháp này lấy nhu thắng cương, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà nổi danh giang hồ. Những cao thủ về bộ côn pháp này có thể kể đến như: Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Tống Nguyên Ân (trưởng lão đời thứ 12 của Cái Bang)... Dương Quá trong một dịp may mắn đã được Hồng Thất Công truyền cho bộ bổng pháp này. Cậu cũng là người duy nhất không phải là bang chủ Cái bang học được môn này.

Ngỡ ngàng nhan sắc 'Quách Tĩnh' và 'Hoàng Dung' sau 43 năm

Vẻ ngoài trẻ trung, nhan sắc tươi tắn của Mễ Tuyết khiến khán giả không khỏi trầm trồ xuýt xoa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc An (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN