Clip "Võ Tòng" tự chặt tay để bắt sống sát thủ Phương Lạp
Chính Võ Tòng là người đã “tước đoạt” đi 1 cánh tay của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu như ai đã từng một lần đọc hoặc thưởng thức các phiên bản điện ảnh của tác phẩm Thủy Hử, hẳn không thể quên Võ Tòng – một nhân vật được xếp hàng kinh điển và gần gũi với khán giả Việt.
Cảnh giao đấu giữa Võ Tòng và Phương Lạp phiên bản Thủy Hử 2011
Võ Tòng được tác giả Thi Nại Am phác họa là người tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8 trượng. Võ Tòng từng học võ tại Thiếu Lâm tự, trưởng thành hay uống rượu, thích hành hiệp trượng nghĩa, từng trải qua 2 điển tích “Võ Tòng đả hổ” và “Võ Tòng sát tẩu” trước khi gia nhập nghĩa quân Lương Sơn.
Võ Tòng quyết định tự chặt đứt cánh tay của mình để bắt sống sát thủ
Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu và dẹp các cuộc khởi nghĩa, một trong số đó là của Phương Lạp. Dù trước đó đã dẹp tan quân của Điền Hổ và Vương Khánh trong thế toàn thắng và không có tướng nào tử vong, thì khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Một trong số đó là Võ Tòng.
Khi vào tận hang ổ của sát thủ khét tiếng Phương Lạp, khi giao chiến, Võ Tòng bị Phương Lạp dùng mâu đâm vào cánh tay, khiến nó dính chặt vào cột nhà mà không thể tháo ra được. Không để Phương Lạp chạy thoát, ông dùng chính đao của mình chặt đứt cánh tay bị thương để bắt sống được sát thủ.
Bia mộ Võ Tòng tại Hàng Châu (Trung Quốc)
Khi đánh thắng Phương Lạp trở về, Võ Tòng đã xuất gia tại chùa Lục Hòa tại Hàng Châu, trước khi mất ở tuổi 80. Cuộc đời Võ Tòng ghi dấu ấn với nhiều trận đánh, điển tích oai hùng hiếm nhân vật lịch sử nào có được. Trận đánh với Phương Lạp chính là một trong những dấu ấn đặc sắc nhất.
Clip Võ Tòng chịu chặt một tay để bắt sống Phương Lạp: