Ngôi làng của những ngôi làng

Làng Bèze gây ấn tượng trong tôi không chỉ vì nó được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất nhì nước Pháp, mà là của những cảm nhận về câu chuyện và con người Pháp.

Trong hồi ký của một người Pháp, tôi đọc thấy nỗi băn khoăn sau: “Hồi đó, niềm vui giản đơn lắm, các gia đình tụ họp lại với nhau vô cùng dễ dàng. Giờ đây người ta chri tập trung lại ở sân vận động hay trước máy thu hình. Phải có một ai đó trong nhà chết đi thì cả gia đình mới có dịp tụ họp và những mối thân giao mới được nối chặt thêm một chút. Cuộc đời cứ thế mà trôi đi…”

Chủ nhân cuốn hồi ký đang nhắc về những ngày tuổi nhỏ đầu thế kỷ 20, khi mỗi buổi chiều các gia đình hàng xóm tụ họp lại nơi góc làng để bày ra những cuộc picnic cùng nhau.

Ngôi làng của những ngôi làng - 1

Có lẽ vùng Bourgogne, nơi sở hữu ngôi làng Bèze trong mơ, cũng đã nhận ra những lợt lạt trong mối liên hệ của mọi người mà cho ra đời chiến dịch “Tous aux “fantastic picnic” sự kiện picnic được tổ chức tại khắp vùng Bourgogne vào dịp hè, và làng Bèze rồi mới thấy đây là một ngôi làng vốn nhiều gắn kết sẵn rồi, thậm chí nó còn đủ sức để chọn làm điểm hình cho những ngôi làng nước Pháp còn lại.

Ngôi làng của những ngôi làng

Trước hết phải nói luôn là những ngôi làng Pháp trong mắt tôi không hề giống với những ngôi làng ở nước khác, hay thậm chí là làng Pháp trong mắt của những toa tàu mà hơn phân nửa số người hí húi cắm mặt vào màn hình cảm ứng, bỏ lơ những cánh đồng lúa mì ngút tầm mắt đang lần lượt chạy ngược vào tim. Với tôi, để yêu một người làng mà mối bận tâm của họ cũng là những tốt đẹp ngoài kia cửa sổ. Có lần, một người chủ động bắt chuyện với tôi: “Trời đẹp quá hen con, mùa Xuân cuối cùng cũng tới rồi đó. Ngày nào cô cũng đi tuyến tàu này…” và sau đó những câu chuyện về cuộc đời cô, cuộc đời tôi tiếp diễn theo cách đó.

Ngôi làng của những ngôi làng - 2

Tóm lại cho gọn thì một ngôi làng với tôi cần phải biết lưu giữ những vết tích cổ xưa cũ và thu hút thêm nhiều tình cảm tươi mới, của cả những người không phải con cháu trong làng.

Ngày đến thăm Bèze, không kể các hang động, nhà thờ và những con hẻm nhỏ dọc ngang khu trung tâm, ấn tượng trước nhất của tôi là với bài hát tập thể “Chevaliers de la table ronde” mà cả nhóm tham quan đã cùng hát vang trong lúc chờ phục vụ bữa trưa. Bài đó có câu “Khi tôi chết hãy chôn tôi dưới một hầm rượu”. Sau này, một người bạn Việt kiều lâu năm đã cho tôi biết rằng không có người Pháp nào mà không biết bài hát này: “Hễ có rượu vang vào là có bài này. Thích nhất là câu chót. Điều nhắn nhủ trong bài hát này là có cần phải biết thưởng thức rượu cang ngon cho đủ nghĩa đời người không? Và khi đó tất nhiên mọi người sẽ chẳng chần chừ mà đáp liền “Oui Oui Oui”.

Ngôi làng của những ngôi làng - 3

Thưởng thức rượu là một trong những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng tại Pháp, văn hóa đặc trưng của từng vùng tại Pháp, nhưng mỗi làng lại có một cách thể hiện tình yêu với rượu khác nhau. Ở ngôi làng Gignac nơi cô Simone của tôi thường hay đi cắm trại hè, ông trưởng làng thậm chí còn kêu gọi mọi người đem rượu tới một hang động tập thể để cùng ủ rượu chung. Mỗi người chỉ cần đợi công đoạn sản xuất, đóng chau và ủ rượu trong nhiều tháng liền. Những người không có ruộng nhô cũng có thể tìm tới mua những chai rượu nhà làm như thế này với giá rất rẻ.

Ngôi làng của những ngôi làng - 4

Nơi này được mệnh danh là một trong những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp với dòng sông “La Bèze” chảy ngang. Hôm tôi đến là một ngày trời âm u như muốn làm bão lớn, vậy nên nước sông dâng cao tới tận thềm cầu như muốn lấp đầy tất cả những dấu gạch nối của nhà cửa trong làng. Điểm an toàn nhất để tránh bị lũ lụt có lẽ là tòa tháp ven sông, nơi phụ nữ trong làng từng một thời tới lui giặt giũ.

Mỗi người là một ngôi làng

Sự ra đời của làng Bèze bắt đầu từ việc thành lập tu viện Bèze bắt đầu từ việc thành lập tu viện Bèze-Fontaine rồi từ đó lịch sử phát triển của làng luôn gắn bó với lịch sử của tu viện. Cho đến khi tu viện đã không còn tiếp tục tồn tại thì cuộc sống của làng Bèze như vẫn được tiếp sức nhờ những giá trị mà các vị tu sĩ đã để lại. Trước đây, những người tu sĩ đã phải lao động cật lực với khung giờ nghiêm ngặt được chia đều cho mỗi mùa. Chẳng hạn, họ phải thức giấc lúc 2 giờ sáng vào mùa Đông để tụng bài kinh đêm trước khi tiếp tục hoàn tất giấc ngủ của mình. Ban ngày, bên cạnh những yêu cầu đặc thù của tôn giáo, họ thường phải làm công việc đồng ruộng, vườn tược, nhà cửa và đảm nhiệm đủ mọi chứ danh: nông dân, tiều phu, thợ làm bánh mì, công nhân sửa nhà…

Ngôi làng của những ngôi làng - 5

Tôi cảm nhận rất rõ sự tự hào của cô gái hướng dẫn viên trong chuyến tham quan động “Grottes de Bèze” trong mỗi tiểu tiết được cô nhắc tới. Thỉnh thoảng cô lại chêm vào bài nói bằng những sẻ chia “mượt mà” hơn rất nhiều những thông tin khô cứng, chẳng hạn như việc kể gia đình cô có mấy thế hệ đã sinh sống tại đây hay tại sao cô lại quyết tâm tìm hiểu về hang động để làm hướng dẫn viên vào dịp hè – dù đây là một công việc hoàn toàn mang tính thiện nguyện.

Cũng chẳng phải hiển nhiên mà hai vợ chồng Joron đã quyết định rộng cửa khu vườn của mình (Le Jardin du petit lavoir) để chào đón mọi người đến thăm. Đây là ngôi vườn tư nhân rộng lớn nhất mà tôi từng có dịp ghé chân tại Pháp, nơi có những góc vườn mơ ước vẫn thường gặp trong những bộ phim quý tộc xưa, với tòa tháp, tu viện, và hàng ngàn loài hoa đủ mọi hương sắc. Những khoản thu từ phí tham quan vườn sẽ được ủng hộ cho chương trình thí nghiệm, tìm tòi những phát minh Y học mới từ các loài hoa. Mọi thứ cứ loanh quanh một vòng tuần hoàn khép kín, kể cả lòng tốt của con người.

Ngôi làng của những ngôi làng - 6

Tình yêu làng mạc có lẽ đã ngấm dần với trái tim bất người Pháp nào, vậy nên họ mới có thói quen làm việc quần quật cả một đời để cuối cùng lại tìm tới một ngôi làng của-người-khác và tậu một nơi trú ngụ cho phần đời còn lại. Cũng có những người Pháp dù đã an cư tại một ngôi làng mới mà vẫn quyết tâm mang tới đây những dấu tích của ngôi làng xưa cũ. Chẳng hạn, tôi đã bắt gặp một loại cây leo xuất xứ vùng Alsace (tuốt gần biên giới Đức) được trồng ngay hàng thẳng lối trong vườn của tu viện. Lí do vì những người sơ tán alsacien trong Thế chiến thứ hai đã mang theo trên chuyến hành trình đời người một giống cây thân thuộc vì sợ không bao giờ có cơ hội quay trở lại làng.

Đi Bèze về, tôi phát hiện ra một điều là dù cho đời sống có chở ta đi thật xa thì bất kì ai cũng chỉ muốn được trở về sống tại một ngôi làng vào lúc cuối đời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trang Ami (Người đẹp)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN