Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Ngư dân làng chài Phước Hải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bao đời nay xem cá voi là hiện thân của sự linh thiêng, may mắn. Họ gọi tôn kính là cá Ông, lập nghĩa địa và thờ cúng như người thân trong gia đình.

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 1

Nghĩa trang cá Ông (cá voi) còn được gọi là "Ngọc lăng Nam Hải" nằm ngay bên bờ biển sạch đẹp, ẩn mình trong làng chài Phước Hải, với khoảng hơn 200 ngôi mộ được phủ xanh bởi những hàng dương lộng gió. Nghĩa địa được chia ra thành 5 khu vực, trong đó mỗi khu có khoảng 67 ngôi mộ cá Ông.

Hằng năm, ngày 16 tháng 2 Âm lịch, làng chài Phước Hải tổ chức lễ Nghinh Ông long trọng, thu hút khách thập phương về dự

Hằng năm, ngày 16 tháng 2 Âm lịch, làng chài Phước Hải tổ chức lễ Nghinh Ông long trọng, thu hút khách thập phương về dự

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 3

Ngư dân làng chài bao đời nay xem cá voi là hiện thân của linh thiêng, may mắn. Họ gọi tôn kính là cá Ông. Ở làng chài Phước Hải không mấy ai còn nhớ Nghĩa địa cá Ông được lập từ khi nào. Họ chỉ biết ngày còn rất nhỏ đã thấy cha mẹ thường đến thắp nhang trên mộ Ông trước mỗi chuyến ra biển.

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 4

Trên các ngôi mộ đều có bát hương và bia đúc xi măng ghi "Nam Hải chi mộ" cùng ngày, tháng Ông lụy (chết). Sau mỗi tấm bia còn khắc tên của những người đã phát hiện ra xác Ông lụy và dìu Ông vào bờ. Dân làng góp tiền xây lăng, nhà khách và trồng nhiều cây xanh làm cho nghĩa địa cá Ông trở thành một điểm dừng chân thoải mái và thú vị cho những ai có dịp đến với làng chài ven biển này.

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 5

Từ lâu việc chôn cất và thờ cúng cá Ông không chỉ mang yếu tố tâm linh mà đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của cư dân miền biển. Cá Ông chết gọi là "lụy". Tương truyền người đầu tiên phát hiện cá Ông lụy được coi là con trai cả, phải " chịu tang" như chịu tang cha mẹ, việc làm đám tang cho cá Ông khá phức tạp, với nhiều nghi thức, cũng phải cúng 49, 100 ngày, giỗ đầu... Sau khi chôn Ông được 3 đến 5 năm, ngư dân sẽ làm lễ bốc cốt (cải táng ) rồi thỉnh ngọc cốt Ông mang vào Dinh thờ và được xả tang.

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 6

Trước đây, nghĩa địa cá Ông và dinh thờ cúng Ông (Dinh Ông Nam Hải) ở một nơi khác vì ông lụy ít và dân cư trong làng còn thưa thớt. Đến năm 1995, dân cư đông đúc hơn, Ông lụy cũng nhiều hơn, có năm có tới gần 30 Ông lụy nên người dân Phước Hải xin chính quyền cho tách Nghĩa địa cá Ông về sát biển, nằm trong làng chài Phước Hải.

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 7

Trước khi ra khơi, ngư dân thường có thói quen đến nghĩa trang này thắp hương để cầu mong Ông phù hộ cho may mắn, được mùa đánh bắt. Ngư dân coi cá Ông là vị thần hộ mệnh cho họ giữa biển khơi, giúp cho ngư dân những chuyến đi biển may mắn, tôm cá đầy khoang. Việc mai táng và thờ cúng Ông được tổ chức trọng thể như một cách đền ơn đáp nghĩa của ngư dân.

Nghĩa địa "độc nhất" ở Việt Nam - 8

Bộ xương cá voi dài gần 2 m, được sơn bóng, cùng 2 tượng cá được đặt trang trọng trong dinh. 24 năm trước, con cá này còn sống dạt vào bờ biển Phước Hải. Trong ba ngày, ngư dân ba lần đưa ra xa bờ, song cá vẫn quay vào và mất nên khiêng về nghĩa địa chôn cất.

Tấm bảng của Trung tâm sách kỷ lục xác lập Nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam, năm 2011 được treo trang trọng tại dinh Ông Nam Hải.

Tấm bảng của Trung tâm sách kỷ lục xác lập Nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam, năm 2011 được treo trang trọng tại dinh Ông Nam Hải.

Nguồn: [Link nguồn]

Trải nghiệm du lịch tâm linh đặc biệt, “độc nhất” ở Côn Đảo - Đến nghĩa trang lúc nửa đêm

Nghĩa trang đông đúc, lấp lánh ánh đèn, hương khói nghi ngút cộng thêm cái se lạnh của gió biển, của hơi sương đêm tạo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Ngọc ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN