Kỳ lạ phong tục để quan tài độc mộc dưới sàn nhà của người Bahnar

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Chúng tôi hết sức tò mò và hiếu kỳ về việc người đồng bào Bahnar ở Tây Nguyên, cho đến ngày nay vẫn để những chiếc quan tài độc mộc dưới nhà sàn.

Những chiếc quan tài độc mộc dưới nhà sàn.

Những chiếc quan tài độc mộc dưới nhà sàn.

Chuẩn bị trước cho những người sắp về với Giàng

Dưới cái nắng giữa trưa, đặt chân đến làng Tà Kacht - một trong những khu vực hầu hết là người Bahnar sinh sống ở xã Đắk Kơ Ning (huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai). Chúng tôi xin tá túc ở gia đình anh Võ Trọng Nhân, một người Kinh, sống ở đây gần 30 năm.

Cuộc sống của người Bahnar tại khu vực này hết sức khó khăn, hầu hết họ đều ở nhà sàn tự làm bằng vật liệu có sẵn, ít người xây được nhà.

Cuộc sống của người Bahnar tại khu vực này hết sức khó khăn, hầu hết họ đều ở nhà sàn tự làm bằng vật liệu có sẵn, ít người xây được nhà.

Đến với buôn làng của người Bahnar, chúng tôi phát hiện một số gia đình vẫn còn lưu giữ những khối gỗ tròn dưới ngôi nhà sàn. Tìm hiểu ra, mới hay đó là những chiếc quan tài độc mộc vốn được người dân chuẩn bị trước cho những người khi sắp về với Giàng (trời).

Một góc làng Tà Kacht.

Một góc làng Tà Kacht.

Theo phong tục của người Bahnar từ xa xưa, khi có người bệnh ở trong nhà, bất kể bệnh nặng hay nhẹ, họ đều chuẩn bị sẵn quan tài, dù người đó già hay trẻ. Cho đến ngày nay, phong tục này vẫn được duy trì.

Chúng tôi đưa thắc mắc này đến một vài chủ nhà, tuy nhiên, họ không rành tiếng Việt nên cũng chỉ nói được đôi ba câu, về việc chuẩn bị cho người khi có bệnh tật để về thế giới bên kia.

Thấp thoáng dưới những sàn nhà là chiếc quan tài độc mộc.

Thấp thoáng dưới những sàn nhà là chiếc quan tài độc mộc.

Anh Bùi Văn Hoà (người Bahnar) cho biết: “Số quan tài này chủ yếu được làm từ những cây gỗ lớn, chặt từ trong rừng sâu. Mỗi lần chặt gỗ là mất cả tuần, sau đó nhờ 4, 5 người đưa gỗ về nhà, rồi tự tay đục, đẽo để làm quan tài”.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nhân (người Kinh), có 30 năm sống ở làng Tà Kacht - gần như hiểu rõ phong tục văn hóa của người Bahnar tại khu vực này cho biết: “Cho đến bây giờ, nhiều gia đình vẫn chuẩn bị sẵn quan tài, chủ yếu là gỗ chặt từ rừng (độc mộc), đục đẽo rồi để dưới sàn nhà. Phong tục này đã có từ nhều thế hệ”.

Xem cái chết là lẽ tự nhiên

Chúng tôi thắc mắc, việc bệnh tật hiện đã có trạm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh ở trong làng cũng như ở xã và tuyến huyện, anh Nhân cho hay: “Người Bahnar vẫn biết điều đó, tuy nhiên, việc một số người thân trong nhà bị bệnh thì vẫn vái lạy Giàng (cầu trời) để cầu mong hết bệnh. Hiện phong tục này đã ít đi, nhiều người đã đưa người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh nhưng với tính kỹ lưỡng, họ vẫn chuẩn bị sẵn quan tài”.

Theo phong tục của người Bahnar từ xa xưa, khi có người bệnh ở trong nhà, bất kể bệnh nặng hay nhẹ, họ đều chuẩn bị sẵn quan tài, dù người đó già hay trẻ.

Theo phong tục của người Bahnar từ xa xưa, khi có người bệnh ở trong nhà, bất kể bệnh nặng hay nhẹ, họ đều chuẩn bị sẵn quan tài, dù người đó già hay trẻ.

Ông Phạm Huy Vân, Chủ tịch UBND xã Đắk Kơ Ning, huyện Kông Chro cũng cho biết: “Đó là phong tục của họ nhưng ngày nay còn khá ít người còn để quan tài dưới sàn nhà.

Chính quyền địa phương cũng luôn vận động người dân trong thực hành tín ngưỡng tôn giáo nhưng không rơi vào mê tín dị đoan.

Nếu có bệnh tật thì nên đến các trạm y tế cũng như các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện để được thăm khám kịp thời, tránh dùng sử dụng các loại hình khám chữa bệnh mang tính mê tín dị đoan”.

Việc chuẩn bị sẵn quan tài chính là thể hiện sự quan tâm, chuẩn bị chu đáo cho người già, người đau ốm về thế giới bên kia.

Việc chuẩn bị sẵn quan tài chính là thể hiện sự quan tâm, chuẩn bị chu đáo cho người già, người đau ốm về thế giới bên kia.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ: “Việc chuẩn bị quan tài cho người chết là điều như lẽ tất nhiên trong đời sống văn hóa của một số cộng đồng người tại Việt Nam, kể cả người Kinh ở một số vùng.

Riêng đối với một số cộng đồng ít người, họ xem cái chết là về với Giàng (trời) là lẽ tự nhiên, chứ không phải là sự đau thương. Do đó, việc chuẩn bị sẵn quan tài chính là thể hiện sự quan tâm, chuẩn bị chu đáo cho người già, người đau ốm về thế giới bên kia”.

“Ngày nay, do cuộc sống phát triển, nhiều cộng đồng người đã ít chuẩn bị quan tài để sẵn. Cùng với đó là các dịch vụ mai táng ra đời, tạo điều kiện tốt hơn cho người dân trong việc lo hậu sự cho người chết.

Thêm vào đó, hiện nay việc vào rừng chặt cây to lớn, cổ thụ để làm quan tài đã bị nghiêm cấm nên để có quan tài độc mộc là khá ít ỏi”, ông Hùng cho hay.

Khi an táng người chết đã không còn chôn tượng nhà mồ, đặt ở 4 góc của ngôi mộ thay vào đó, 1 cái ché (loại vừa) chôn ở phía trước ngôi mộ.

Khi an táng người chết đã không còn chôn tượng nhà mồ, đặt ở 4 góc của ngôi mộ thay vào đó, 1 cái ché (loại vừa) chôn ở phía trước ngôi mộ.

Trước đây, khi có người qua đời, đi kèm với quan tài độc mộc, khi an táng, người sống còn chôn tượng nhà mồ, đặt ở 4 góc của ngôi mộ thì nay, cũng đang dần ít đi (như ở Kong Chro). Thay vào đó là 1 cái ché (loại vừa) chôn ở phía trước ngôi mộ.

Hỏi ra, người dân cho biết hiện nay, để chôn tượng nhà mồ vừa không có gỗ, vừa tốn nhiều thời gian, công sức chế tác nên đã đơn giản hóa bằng những cái khác. Dù vậy, ở một số nơi, chúng tôi vẫn ghi nhận, người dân còn giữ phong tục chôn tượng nhà mồ.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngọn hải đăng nào cao và cổ nhất Việt Nam?

Ngọn hải đăng này có tới gần 200 bậc thang. Công trình được xây từ năm 1897 và mất 1 năm để hoàn thành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Thanh Tùng ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN