Kỳ lạ dòng sông nước sôi huyền bí giữa rừng Amazon

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Du khách đến Peru sẽ có cơ hội khám phá dòng sông nước sôi ngỡ chỉ tồn tại trong truyền thuyết.

Kỳ lạ dòng sông nước sôi huyền bí giữa rừng Amazon - 1

Dòng sông nước sôi Shanay-timpishka ở Peru.

Lớn lên tại Peru, nhà khoa học địa nhiệt Andrés Ruzo từ nhỏ đã được kể những truyền thuyết về một dòng sông nước sôi ở vùng Amazon. Khi trưởng thành, Ruzo mong muốn tìm hiểu liệu dòng sông trong truyền thuyết có tồn tại.

Khi là nghiên cứu sinh về lĩnh vực vật lý địa chất tại trường đại học Southern Methodist, Ruzo đã thực hiện dự án tạo bản đồ địa nhiệt chi tiết của Peru, bao gồm khu vực Amazon để làm sáng tỏ liệu dòng sông nước sôi có thực sự tồn tại ở khu vực này.

Kỳ lạ dòng sông nước sôi huyền bí giữa rừng Amazon - 2

Các đồng nghiệp tỏ ra hoài nghi về ý tưởng của Ruzo, bởi vì họ nghĩ rằng nó cần sức nóng địa nhiệt rất lớn để làm sôi nước trên một đoạn sông ngắn. Trong khi đó, vùng lòng chảo Amazon nằm cách xa các núi lửa đang hoạt động hàng trăm km.

Ngay cả người hướng dẫn luận văn của Andrés Ruzo cũng gọi ý tưởng của ông là “ngớ ngẩn”. Nhưng đến năm 2011, nhà khoa học địa nhiệt cuối cùng cũng chứng minh được dòng sông nước sôi thực sự tồn tại ở khu trị liệu Mayantuyacu, nằm sâu trong rừng ở Peru và được cai quản bởi một pháp sư đầy quyền lực.

Kỳ lạ dòng sông nước sôi huyền bí giữa rừng Amazon - 3

“Là một nhà khoa học địa nhiệt, tôi biết rằng dòng sông nước sôi thường tồn tại gần các núi lửa. Bạn cần rất nhiều năng lượng để làm nóng nước dưới sông”, Ruzo viết trên tạp chí National Geographic. “Tại Peru, dòng sông nước sôi của vùng Amazon nằm cách xa núi lửa hoạt động gần 650km”.

Dòng sông nước sôi ở Amazon được người dân địa phương gọi với cái tên "Shanay-timpishka". Nó có chiều dài gần 6,5 km, rộng 25m và sâu hơn 6m, trong khi nhiệt độ của nước dao động từ 49 đến 91 độ C và nước ở một số vị trí sôi thực sự. Động vật tử vong nhanh chóng khi bị ngã xuống sông.

Kỳ lạ dòng sông nước sôi huyền bí giữa rừng Amazon - 4

“Người dân địa phương tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama - mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông”, nhà khoa học Ruzo cho biết.

Rất đông du khách tới khu Mayantuyacu để chữa bệnh theo phương pháp truyền thống của người Asháninka. Tuy nhiên, địa điểm lịch này đang đứng nguy cơ đe dọa nghiêm trọng do nạn phá rừng trái phép.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Tree Hugger) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN