Chiêm ngưỡng kiến trúc Chăm đẹp mê hồn tại tháp Mỹ Khánh ở Huế

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Với kiến trúc nghệ thuật được xây dựng từ thế kỷ VIII và mang nhiều giá trị văn hóa nên sau khi phát hiện, tháp Chăm Mỹ Khánh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia.

Tháp Mỹ Khánh hay còn gọi là tháp Phú Diên (nằm ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được một đơn vị khai thác quặng tình cờ phát hiện vào tháng 4/2001. Tháp nằm sâu trong lòng đất khoảng chừng 5 – 7m, thấp hơn mực nước biển hiện tại 3 – 4m và chỉ cách mép biển khoảng 120m.

Tháp Mỹ Khánh nằm sâu dưới lòng đất ở xã Phú Diên (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Tháp Mỹ Khánh nằm sâu dưới lòng đất ở xã Phú Diên (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Tháp Mỹ Khánh có hình chữ nhật, hai mặt chính theo hướng Đông - Tây. Mặt bằng lớp dưới cùng của tháp dài 8,22m, rộng 7,12m và càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần như những tháp Chăm cùng thời kì. Cụ thể, Tháp cũng có các phần khác nhau gồm: móng, chân tháp, thân và diềm mái được trang trí khác nhau.

Hiện nay, toàn bộ chiều cao tháp Mỹ Khánh còn lại từ 3,1-3,26m do tháp bị lún nghiêng bởi tác động của thời gian. Năm 2005, tháp Mỹ Khánh được bảo tồn tu bổ gia cố xung quanh rất chắc chắn bằng bê tông để ngăn tình trạng cát lún và tháp được bao bọc bằng nhà kính.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tháp Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong những tháp Chăm còn sót lại hiện nay, được xây dựng từ thế kỷ VIII và thuộc dạng tháp Lùn trong nghệ thuật xây dựng kiến trúc tháp của người Chăm.

Ngày 28/12/2011, tháp Mỹ Khánh được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia.

*Những hình ảnh PV Infonet ghi nhận ở tháp Mỹ Khánh:

Phía trước tháp Mỹ Khánh.

Phía trước tháp Mỹ Khánh.

Sau khi được trùng tu, bao quah tháp có đường đi xung quanh để chống cát lún xuống tháp.

Sau khi được trùng tu, bao quah tháp có đường đi xung quanh để chống cát lún xuống tháp.

Tháp Mỹ Khánh tình cờ được phát hiện bởi một đơn vị khai khoáng.

Tháp Mỹ Khánh tình cờ được phát hiện bởi một đơn vị khai khoáng.

Kiến trúc bên trong tháp Mỹ Khánh.

Kiến trúc bên trong tháp Mỹ Khánh.

Khu vực chân tháp Mỹ Khánh.

Khu vực chân tháp Mỹ Khánh.

Tháp Mỹ Khánh được xây dựng khá lâu nên nhiều hạng mục đã bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian.

Tháp Mỹ Khánh được xây dựng khá lâu nên nhiều hạng mục đã bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian.

Nhiều phần phía trên của tháp đã bị phá hủy bởi mưa nắng, chiến tranh.

Nhiều phần phía trên của tháp đã bị phá hủy bởi mưa nắng, chiến tranh.

Toàn bộ nhà kính bao bộc tháp Mỹ Khánh.

Toàn bộ nhà kính bao bộc tháp Mỹ Khánh.

Lối vào mới được xây dựng sau khi phát hiện tháp Mỹ Khánh.

Lối vào mới được xây dựng sau khi phát hiện tháp Mỹ Khánh.

Ngoài ra, bên cạnh tháp Mỹ Khánh chính còn có các dấu tích chân tháp phụ khác cũng được xây dựng nhưng nay chỉ còn nền móng sót lại.

Ngoài ra, bên cạnh tháp Mỹ Khánh chính còn có các dấu tích chân tháp phụ khác cũng được xây dựng nhưng nay chỉ còn nền móng sót lại.

Vi vu sống ảo và check in tẹt ga ở “ốc đảo trái tim” Khánh Hòa nào!

“Ốc đảo trái tim” ở Khánh Hòa đang được các bạn trẻ check in rầm rầm trong hè này. Xách ba lô và đi thôi các bạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Oai ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN