Ý điều tra vụ công ty Trung Quốc mua lại hãng máy bay không người lái quân sự

Sự kiện: Công nghệ

Ý tin rằng họ phải được hỏi ý kiến về việc các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại một công ty máy bay không người lái quân sự, vì thế có thể sẽ tiến hành quy trình để huỷ thoả thuận này nếu không nhận được lời giải thích thoả đáng.

Một máy bay không người lái của hãng Alpi Aviation

Một máy bay không người lái của hãng Alpi Aviation

Rome gần đây mở cuộc điều tra về thoả thuận từ năm 2018 về việc bán lại 75% cổ phần của Alpi Aviation, một công ty đặt trụ sở tại miền bắc nước Ý, để làm rõ vì sao chính quyền không được thông báo về giao dịch liên quan đến tài sản có tầm quan trọng chiến lược.

Thoả thuận cho thấy việc âm thầm thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp diễn ra dễ dàng như thế nào, vào thời điểm Mỹ và châu Âu đang gia tăng áp lực về việc giám sát những rủi ro an ninh quốc gia tiềm tàng từ hoạt động của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Các tập đoàn Trung Quốc liên quan đến việc mua lại công ty này thông qua một chuỗi phương tiện đầu tư là China Corporate United Investment Holding và CRRC Capital Holding, thuộc quyền quản lý của Uỷ ban quản lý khu phát triển kinh tế Wuxi Liyuan và SASAC.

Alpi Aviation chưa đưa ra bình luận nào. Các luật sư của hãng trước đó nói rằng công ty đã tuân thủ mọi quy định về bán tài sản.

Ba nguồn tin cho biết, sau khi tiến hành một cuộc phân tích sâu, chính phủ Ý đang chuẩn bị gửi thông báo chính thức tới tất cả các bên liên quan để yêu cầu làm rõ.

Giới chức Ý đang “chú ý tối đa” đến vấn đề này, một nguồn tin cho biết.

Thương vụ mua lại được biết đến rộng rãi từ tháng 9 vừa qua, sau khi cảnh sát thuế của Ý thông báo điều tra thoả thuận nghi ngờ vi phạm quy định liên quan đến việc bán vật liệu quân sự. Cảnh sát cho biết thoả thuận rõ ràng mang tính chất săn mồi trong lĩnh vực công nghệ.

Một nguồn tin nói rằng các nhà đầu tư Trung Quốc đã trả gần 6 triệu euro (6,8 triệu USD) để mua lại 75% cổ phần.

Rome có thể áp hình phạt, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến việc huỷ thương vụ.

Chính phủ Ý có quyền lực đặc biệt để bảo vệ tài sản chiến lược khỏi các bên nằm ngoài EU.

Ý từng 4 lần sử dụng quyền lực vàng này để chặn thương vụ liên quan đến nước ngoài. Ba thương vụ đó liên quan đến người Trung Quốc, và 2 thương vụ bị chặn từ khi chính phủ mới lên nắm quyền cách đây 9 tháng.

Tháng trước, Rome từ chối việc bán một hãng hạt giống rau cho tập đoàn Syngenta của Trung Quốc. Tháng 4 năm nay, công ty Shenzhen Invenland Holdings Co Ltd của Trung Quốc bị ngăn mua lại đa số cổ phần của một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc răn đe doanh nghiệp nhà nước liên quan đến đào Bitcoin

Trung Quốc đang cảnh báo các doanh nghiệp nhà nước tránh xa hoạt động đào tiền mã hóa và xem xét việc tính giá điện cao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang (theo SCMP) ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN