Tại sao "người người, nhà nhà" đổ xô livestream bán hàng trên mạng?

Nhiều người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đang áp dụng mô hình bán hàng qua livestream.

Việc bán hàng qua livestream (live-selling) được xem như một trong những xu hướng thương mại điện tử ngày càng phát triển hàng đầu của Đông Nam Á. Mới đây, Ninja Van đã phát hành báo cáo về mô hình bán hàng qua livestream tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Những thông tin trong báo cáo được Ninja Van thực hiện và thu thập thông tin tại các thị trường Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

"Người người, nhà nhà" đang đổ xô livestream bán hàng trên mạng. (Ảnh minh họa: Internet)

"Người người, nhà nhà" đang đổ xô livestream bán hàng trên mạng. (Ảnh minh họa: Internet)

Theo báo cáo bán hàng qua livestream đang tiếp tục là xu hướng đáng chú ý trong thị trường thương mại điện tử. Báo cáo của Decision Lab’s về thương mại điện tử và bán hàng qua livestream ở Việt Nam chỉ ra rằng, 72% người tham dự cho biết sự tiện lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng khi tham gia theo dõi các hoạt động bán hàng qua livestream. Bên cạnh đó, việc tiếp cận, tìm hiểu và đưa đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng được tiến diễn nhanh chóng.

“Bán hàng qua livestream là một chiến thuật tiếp thị thú vị của những người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử”, trích lời ông Winston Seow - Chief Marketing and Enablement Officer tại Ninja Van Group. “Đây được xem là chiến thuật duy nhất đồng thời cũng là chiến thuật nhanh nhất giúp người bán có thể theo dõi quá trình tương tác từ của khách với sản phẩm của thương hiệu. Bên cạnh đó, bán hàng qua livestream cũng giúp người bán có cơ hội dựng xây mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, dù là khách trung thành, hàng quen thuộc hay khách hàng mới đến".

Ở Đông Nam Á, khảo sát chỉ ra rằng, 1/3 người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử áp dụng mô hình bán hàng qua livestream. Họ dành ra gần 6 giờ đồng hồ mỗi tuần để thực hiện các buổi bán hàng. Các danh mục sản phẩm áp dụng mô hình này có thể kể đến là các danh mục sản phẩm gia dụng, hoặc sử dụng dành cho đời sống hàng ngày như: Thời trang, làm đẹp & chăm sóc cá nhân, thực phẩm & đồ uống, gia đình & đời sống.

Nhìn chung, ở Đông Nam Á, ba kênh bán hàng qua livestream hàng đầu được ưa chuộng có thể kể đến là Shopee (27%), Facebook (25,5%) và TikTok (22,5%). Trung bình, cứ một người bán trên các sàn thương mại điện tử sẽ sử dụng ít nhất 2 kênh bán hàng để tối đa hoá khả năng tiếp cận sản phẩm của nhóm khách hàng mục tiêu. Vì lí do trên mà tỉ suất lợi nhuận của các nền tảng thương mại điện tử trở nên sát sao, khó có thể phân định vị trí đứng đầu.

Những kênh livestream bán hàng hàng đầu tại Đông Nam Á.

Những kênh livestream bán hàng hàng đầu tại Đông Nam Á.

Báo cáo cũng chỉ ra nhiều thách thức của mô hình bán hàng qua livestream. Một vài ví dụ khiến người bán “đau đầu" có thể kể đến là: Làm sao để giữ tương tác với người xem, tối ưu hoá trong các công tác vận chuyển, công tác bán hàng và sau bán hàng,...

Theo báo cáo, quyết định mua hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự gần gũi, hài hước, nội dung dẫn dắt giàu thông tin và chuyên nghiệp của người bán. Sản phẩm có thể ghi dấu ấn bởi thông tin, thành phần hay chất lượng, nhưng để lọt vào mắt xanh người tiêu dùng và dẫn đến quyết định mua hàng thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự duyên dáng nơi người bán. Những trải nghiệm tích cực sẽ khiến người xem có cảm tình và nhắc nhớ nhiều hơn đến thương hiệu.

Bên cạnh đó, theo Lazada, để một buổi bán hàng qua livestream diễn ra hiệu quả, người bán cũng cần chú ý nhiều về hành vi và ngôn ngữ của mình trên sóng trực tuyến để tránh những trải nghiệm tồi tệ cho người xem. Theo những thông tin do Lazada cung cấp, những phiên bán hàng qua livestream sẽ có thể bị cấm nếu có những dấu hiệu vi phạm những quy tắc vận hành của họ.

Bên cạnh đó, TikTok Shop - nhánh thương mại điện tử của TikTok ra đời gần đây cũng đã tạo dấu ấn lớn vì mang lại trải nghiệm thuận tiện cho cả người mua và người bán. Báo cáo từ Ninja Van chỉ ra rằng, chưa đầy một năm kể từ khi ra mắt tại Đông Nam Á, TikTok Shop đã được xếp hạng trong danh sách các kênh bán hàng qua livestream hàng đầu.

Trong báo cáo, Ninja Van cũng đề xuất các công cụ giúp người bán hàng tự động hóa một phần quy trình, để tập trung thu hút khách hàng trong các buổi bán hàng qua livestream của mình như Kaibo hoặc SettleCraft.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dùng dưới 18 tuổi có thể bị chặn xem livestream trên TikTok

TikTok đang thử nghiệm một tính năng giới hạn độ tuổi được phép xem livestream, chỉ cho phép những tài khoản trên 18 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Livestream - cơn bão đang đến? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN