Phát hiện "tiểu hành tinh có 4 cơ thể" đầu tiên trong vũ trụ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

130 Elektra không đơn giản là một tiểu hành tinh mà là một hệ tiểu hành tinh phức tạp với 3 mặt trăng nhỏ vây quanh cơ thể mẹ, một kết cấu mà các nhà thiên văn chưa từng thấy trước đây.

Sau gần 150 năm, "chân dung" toàn diện của 130 Elektra mới được hé lộ thông qua nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Anthony Berdeu từ Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan và Đại học Chulangonkorn.

Hệ tiểu hành tinh 130 Elektra với tiểu hành tinh chính và 3 mặt trăng - Ảnh: Berdeu và cộng sự

Hệ tiểu hành tinh 130 Elektra với tiểu hành tinh chính và 3 mặt trăng - Ảnh: Berdeu và cộng sự

Công trình vừa xuất bản trên tạp chí Astronomy & Astrophysics đã tìm thấy "mặt trăng" thứ 3 của cơ thể mẹ ban đầu, khiến 130 Elektra trở thành hệ tiểu hành tinh 4 cơ thể đầu tiên từng được xác nhận.

Tiểu hành tinh chính 130 Elektra ban đầu được phát hiện ngày 17-2-1873 bởi nhà thiên văn học Christian Peters của Đài quan sát Lithchfield (Mỹ), đường kính 199 km

Đến năm 2003, người ta phát hiện ra rằng nó không chỉ là một tiểu hành tinh, mà là một cặp đôi một lớn, một bé đang hòa quyện trong vũ điệu nhịp nhàng. Vật thể mới được đặt tên là S2, đường kính 6 km. Đến năm 2014 thì S2, đường kính khoảng 2 km, được xác định.

Vệ tinh tự nhiên mới nhất - S3 - có đường kính chỉ 1,6 km và quay quanh tiểu hành tinh mẹ mỗi 0,679 ngày,

Cả 3 vật thể nhỏ hơn này đều mang hành vi của các mặt trăng, tức quay quanh cơ thể tiểu hành tinh được phát hiện đầu tiên. Riêng S2 và S3 vẫn còn nhiều điều cần đánh giá lại vì tín hiệu về chúng rất mờ nhạt.

"Tuy nhiên, việc phát hiện ra hệ thống 4 tiểu hành tinh đầu tiên đã phần nào mở đường cho việc tìm hiểu cơ chế hình thành của các vệ tinh này" - tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Berdeu.

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa sắp lao vào Mặt trăng là của Trung Quốc, không phải SpaceX của Mỹ

Các chuyên gia cho biết, một tên lửa được thiết lập để lao vào Mặt trăng vào ngày 4/3 tới không phải là một mảnh của tên lửa SpaceX Falcon 9 của Mỹ, mà là một tên lửa đẩy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN