Nhóm hacker Lazarus vẫn chưa dừng lại sau vụ cướp 81 triệu USD ngân hàng

Theo báo cáo mới nhất từ Kaspersky, phishing vẫn là phương thức tấn công được tội phạm mạng tinh vi thường xuyên sử dụng.

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng ngân hàng trực tuyến và ví điện tử ngày càng tăng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Kaspersky khuyến cáo các ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính ở Đông Nam Á về những bài học rút ra từ các cuộc tấn công mạng trước đây, như sự cố an ninh mạng gây thiệt hại 81 triệu USD diễn ra vào năm 2016.

Sự cố an ninh mạng gây thiệt hại 81 triệu USD diễn ra vào năm 2016 vẫn liên tục được nhắc tới.

Sự cố an ninh mạng gây thiệt hại 81 triệu USD diễn ra vào năm 2016 vẫn liên tục được nhắc tới.

Trong buổi hội thảo trực tuyến với các đơn vị truyền thông tại Đông Nam Á, Kaspersky đã đề nghị cách ngành tài chính sử dụng dữ liệu tình báo mối đe dọa an ninh mạng để chống lại các nhóm tội phạm mạng tinh vi như Lazarus - nhóm tin tặc khét tiếng được cho là đứng sau sự cố trộm tiền Ngân hàng Trung ương Bangladesh.

Trong một báo cáo trước đó, Kaspersky tiết lộ rằng, mẫu phần mềm độc hại liên quan đến hoạt động của Lazarus đã xuất hiện trong các phần mềm của tổ chức tài chính, phần mềm tại các casino cho các công ty đầu tư và kinh doanh tiền điện tử ở một số quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cảnh báo: “Kinh nghiệm trong quá khứ cho chúng ta những bài học để xây dựng một thế giới an toàn hơn ngày hôm nay. Điều này cũng đúng đối với những lĩnh vực khác như tài chính, và đặc biệt là an ninh mạng. 4 năm sau khi thế giới chứng kiến ​​một trong những vụ cướp thành công nhất cho đến nay, các ngân hàng và tổ chức có liên quan ở Đông Nam Á cần hiểu cách để tận dụng nguồn thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng để ngăn chặn mọi nỗ lực tinh vi chống lại hệ thống mạng của tổ chức”.

“Ví dụ, các nhà nghiên cứu an ninh mạng của chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ nhóm Lazarus trong nhiều năm. Thông qua nguồn thông tin tình báo mối đe dọa này, giải pháp của chúng tôi có thể phát hiện phần mềm độc hại mà tin tặc sử dụng để truy cập vào hệ thống ngân hàng. Dựa trên hành vi tấn công trước đó của nhóm tin tặc, chúng tôi có thể ngăn chặn, phân tích tệp độc hại và cảnh báo cho nhóm công nghệ thông tin của tổ chức về các chiến thuật và kỹ thuật cần chú ý, giúp tổ chức tránh khỏi thiệt hại về tài chính và danh tiếng”, ông nói thêm.

Vụ cướp ngân hàng trị giá 81 triệu USD này cũng dẫn đến nhiều vụ kiện, gây tổn thất danh tiếng, tiêu tốn hàng tỷ USD tiền phạt, một cáo trạng và bắt giữ được thi hành, cũng như một số quan chức ngân hàng cấp cao đã từ chức.

Bên cạnh nguồn thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng, Kaspersky cũng lưu ý tầm quan trọng của yếu tố con người khi bảo vệ hệ thống tài chính. Công ty an ninh mạng toàn cầu đã trích dẫn một báo cáo chứng minh rằng cuộc tấn công được bắt đầu với một loạt email lừa đảo, và một nhân viên trong tổ chức đã click vào một trong những email đó.

Spear phishing là loại hình tấn công lừa đảo trực tuyến dùng email hoặc phương thức liên lạc điện tử nhắm vào cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể. Mặc dù thường xuất phát từ ý định đánh cắp dữ liệu phục vụ cho mục đích xấu, tội phạm mạng cũng có thể cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính người dùng.

Mối đe dọa của tấn công lừa đảo vẫn còn tồn tại khi Kaspersky đã phát hiện hơn 40,5 triệu sự cố trên toàn cầu chỉ trong 5 tháng đầu năm 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Lộ diện phần mềm nguy hiểm chuyên đánh cắp mật khẩu

Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện nay với 74% thị phần, do đó cũng không có gì khó hiểu khi nền tảng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN