Mỹ xây dựng hàng rào ngoài không gian để theo dõi hoạt động quỹ đạo Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hàng rào không gian (Space Fence) của Không quân Mỹ được xây dựng nhằm theo dõi hoạt động trong quỹ đạo Trái Đất. Nói là “xây” nhưng thực ra hàng rào này chính là hệ thống radar mới được Mỹ chế tạo.

Không quân Mỹ dự định đưa hàng rào không gian vào sử dụng cuối năm nay. Hàng rào do Lockheed Martin sản xuất và được đặt tại đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương để giải quyết vấn đề gia tăng rác không gian, quân sự hóa trên quỹ đạo và kích cỡ nhỏ của các vệ tinh.

Hàng rào không gian thực tế là một mạng lưới năng lượng radar được phóng vào không gian để theo dõi các tàu vũ trụ và mảnh vụn nhằm cảnh báo cho các tàu vũ trụ tránh va chạm với rác không gian. Lockheed Martin đã sản xuất ra một hàng rào không gian có khả năng theo dõi các vật thể trong quỹ đạo Trái Đất tầm thấp dựa vào công nghệ beamforming kỹ thuật số.

Các vệ tinh nhỏ đang ngày càng phát triển và tiến nhiều vào không gian, điều đó làm tăng mối lo ngại về rác thải cũng như va chạm. Vì thế hàng rào không gian mới với khả năng theo dõi các vật thể nhỏ, lưu lượng lớn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản trị.

Mỹ xây dựng hàng rào ngoài không gian để theo dõi hoạt động quỹ đạo Trái Đất - 1

Mỹ muốn gì khi xây hàng rào ngoài không gian?

Để hàng rào này hoạt động, hai cơ sở lớn được xây dựng gồm hai tòa nhà lớn, mỗi tòa được che phủ bởi một mái vòm Kevlar và giữ dưới áp suất đảo ngược với hàng triệu kilogram thép kết cấu và bê tông. Những vật liệu để xây dựng hai tòa nhà này đều được vận chuyển bằng thuyền và máy bay ra ngoài Thái Bình Dương.

Không chỉ để giải quyết vấn đề rác không gian, hàng rào radar được xây dựng còn để đề phòng chiến tranh không gian, khi có những vệ tinh được gửi đến để theo dõi, che mắt hoặc vô hiệu hóa các vệ tinh khác. Do đó, những radar trên hàng rào không gian có thể theo dõi một vệ tinh khi nó thay đổi hướng bay hoặc vị trí, nhờ đó có thể dự báo trước một cuộc tấn công.

Một hàng rào không gian khác cũng được xây dựng bởi nhà nước Iran, bao phủ phía trên nước này. Hàng rào của Iran theo dõi bằng radar, vô tuyến và quang điện. Tương tự Iran, Nga có một mạng lưới giám sát không gian rộng lớn và Trung Quốc cũng đang tích cực phát triển tiềm lực không gian của mình.

Đây là lý do khiến sứ mệnh khám phá vũ trụ có thể phải dừng lại

Vấn đề này đang ngày càng trở thành một mối đe dọa đối với các thế hệ tương lai trong việc sống và làm việc trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Quang ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN